Họa sĩ vẽ tranh tường mang bộ sưu tập vào cuộc sống

Họa sĩ vẽ tranh tường mang bộ sưu tập vào cuộc sống
content-1

"Tác phẩm của cô ấy diễn tả những giây phút ở hiện tại, thổi hồn cho một thế giới quan huyền ảo."

Trong khi chúng ta vẫn còn trong thời gian cách ly, tôi luôn suy nghĩ về cách làm thế nào có thể kể lại câu chuyện về bộ sưu tập mới nhất đồng thời phản ánh khoảnh khắc hiện tại trong đó, vào lúc đó ý tưởng về "tranh tường" chợt lóe lên. Khi nhớ lại tôi đã từng xem qua một tác phẩm tranh tường khi còn ở Tokyo tại một cửa hàng, sau đó tôi mới biết được đó là một loại hình nghệ thuật truyền thống. Những bức tranh sẽ được thực hiện trực tiếp lên tường của các nhà tắm công cộng, đây là một loại hình nghệ thuật độc nhất của Nhật Bản. Tôi thích thưởng thức cái chất nghệ thuật truyền thống trong văn hóa Nhật Bản, tuy nhiên điều thực sự khiến tôi thực sự chú tâm là ý tưởng sử dụng phong cách hội họa đặc biệt làm nền cho chiến dịch của chúng tôi, tạo nên một vùng đất huyền ảo tuyệt vời.

Khi tìm hiểu sâu hơn, chúng tôi được biết đến giữa những nhóm họa sĩ vẽ tranh tường nhỏ, trong số đó có một cô họa sĩ trẻ tên là Mizuki Tanaka. Thế là chúng tôi đã liên lạc với cô ấy và hỏi xem liệu cô ấy có thể vẽ tranh tại một vài địa điểm ở London và Notting Hill được không với chủ đề là bộ sưu tập của mùa này. Tôi không hề đưa ra bất kỳ yêu cầu cụ thể nào cho cô ấy. Khi làm việc với một nghệ sĩ tài năng, bạn phải cho phép người đó được tự do làm những gì mà họ muốn làm. Tôi đã rất hào hứng khi chiêm ngưỡng những nét phác thảo đầu tiên. Tôi đã biết ngay rằng tranh vẽ tường của cô ấy sẽ vượt xa cả mong đợi.

Nếu có bất kỳ điểm chung nào trong những tác phẩm của cô ấy với UNIQLO và JW ANDERSON, tôi cho rằng đó là ý tưởng sáng tạo và tay nghề. Cho dù là quần áo hay nghệ thuật, đều có điểm chung về sự sáng tạo, kiến thức, cùng với khái niệm lịch sử và truyền thống.

content-2

"Cách phối hợp màu sắc tươi tắn cùng những đường nét trong bộ sưu tập của UNIQLO và JW ANDERSON là nguồn cảm hứng để tôi vẽ theo một hướng tiếp cận mới mẻ hơn."

Khi tôi nhận được yêu cầu tham gia dự án này, tôi thực sự thấy bất ngờ, vì tôi cảm thấy những tác phẩm của mình hoàn toàn trái ngược với thiết kế của JW ANDERSON. Ấn tượng của tôi về những thiết kế đó đến từ cách sử dụng những đường nét sáng tạo, và màu sắc đầy bất ngờ. Bằng cách cân bằng cả hai yếu tố này, anh ta đã tạo ra những thiết kế mới lạ. Trong khi đó, chủ đề của tranh vẽ tường tại sento (nhà tắm công cộng) chủ yếu về núi Phú Sĩ hoặc thực vật, tất cả đều là những vật sống và gần như không thể hiện bất kỳ đường thẳng nào trong tác phẩm. Bảng màu sử dụng cũng cực kỳ đơn giản, chỉ có những tông màu cơ bản (đỏ, xanh lam, vàng) và trắng.

Sự khác biệt trong phong cách của chúng tôi làm tôi tin rằng đây sẽ là một sự kết hợp tốt. Thông thường yêu cầu vẽ tranh tường của chủ nhà tắm công cộng sẽ là "núi Phú Sĩ", tuy nhiên lần này chủ đề lại là "đường phố Notting Hill". Từ những tòa nhà, cửa chính, cho đến cửa sổ, tất cả đều có hình dạng góc cạnh, đồng thời tôi cũng sử dụng cả màu phấn để tạo nét tương phản cho tông màu sang trọng của bộ sưu tập. Để giữ lại cái tinh túy trong tranh vẽ tường, tôi đã thêm vào những đám mây đang trôi theo phong cách "suyari-gasumi" thường được thấy trong hội họa Nhật Bản, cũng như giữ lại một số yếu tố như chỉ sử dụng màu trắng và những màu cơ bản, tạo nên một khung cửa huyền ảo dẫn đến thế giới. Tranh tường là một hình thức vẽ tranh phông nền, tuy nhiên nhờ vào lần hợp tác này, tôi đã có thể phát triển được hướng đi mới cả chủ đề lẫn phần phông nền đều sẽ bổ sung lẫn nhau, đó thực sự là một trải nghiệm thú vị đối với tôi.

content-3