LifeWear
and
the
Future

Vol. 03

Trang phục và
Môi trường

Thời trang LifeWear có thể là sự kết nối giữa
thế giới của chúng ta và thế hệ kế tiếp.
Quần áo ảnh hưởng ra sao đến môi trường?
Bạn có thể làm gì từ hôm nay để tạo ra thay đổi?

Daijiro MizunoNhà nghiên cứu thiết kế

Giáo sư Học viện Công nghệ Kyoto và Đại học Keio (khoa Truyền thông và Quản trị). Tiến sĩ Nghệ thuật Hoàng gia London. Nghiên cứu giao thoa giữa thời trang và thiết kế cùng cách ngành thiết kế thay đổi xã hội.

Anne-Marie CurtisSáng lập tạp chí The Calendar

Sau khi làm giám đốc mảng thời trang cho tạp chí Wallpaper, Curtis làm tổng biên tập tạp chí Elle UK từ 2017 đến 2019. Năm 2021, bà sáng lập tạp chí The Calendar, một kênh truyền thông kiểu mới kết hợp giữa thời trang cao cấp và hệ sinh thái.

LifeWear
and
the
Future

Vol. 03

Trang phục và
Môi trường

Thời trang LifeWear có thể là sự kết nối giữa
thế giới của chúng ta và thế hệ kế tiếp.
Quần áo ảnh hưởng ra sao đến môi trường?
Bạn có thể làm gì từ hôm nay để tạo ra thay đổi?

Daijiro MizunoNhà nghiên cứu thiết kế

Giáo sư Học viện Công nghệ Kyoto và Đại học Keio (khoa Truyền thông và Quản trị). Tiến sĩ Nghệ thuật Hoàng gia London. Nghiên cứu giao thoa giữa thời trang và thiết kế cùng cách ngành thiết kế thay đổi xã hội.

Anne-Marie CurtisSáng lập tạp chí The Calendar

Sau khi làm giám đốc mảng thời trang cho tạp chí Wallpaper, Curtis làm tổng biên tập tạp chí Elle UK từ 2017 đến 2019. Năm 2021, bà sáng lập tạp chí The Calendar, một kênh truyền thông kiểu mới kết hợp giữa thời trang cao cấp và hệ sinh thái.

Quần áo tác động đến môi trường

Quần áo gây ra tác động với môi trường ra sao?

Ngành công nghiệp may mặc sản xuất và bán quần áo, để mọi người có thể mua về mặc. Nghe thật đơn giản, nhưng mô hình này đã gây ra nhiều gánh nặng lên môi trường sống. Hiện trạng đó ra sao, và mỗi người có thể làm gì để cải thiện tình hình đó? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi trò chuyện với Daijiro Mizuno, giáo sư Học viện Công nghệ Kyoto, và Anne-Marie Curtis, cựu tổng biên tập tạp chí Elle UK và là nhà sáng lập tạp chí The Calendar , một kênh báo chí tập trung vào mảng phát triển bền vững. Hãy cùng tìm hiểu môi trường đang bị ảnh hưởng theo ba hướng sau.

Greenhouse Gas Emissions

Khí CO2 do xe hơi, máy bay và các loại máy móc thải ra khi vận hành cùng với việc đốt rác và đốt nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân chủ yếu gây biến đổi khí hậu. Ta không cách gì tránh khỏi chuyện xả thải trong cuộc sống hàng ngày, nhưng tình hình đang nhanh chóng vượt qua ngưỡng chấp nhận. Rõ ràng nhất là nhiệt độ trung bình hàng năm tăng lên. Công nghiệp thời trang là một trong những nguyên nhân lớn gây ra điều này. “Toàn cầu hóa đã dẫn đến các bước như sản xuất vải sợi, may mặc, và bán hàng phải diễn ra ở nhiều địa điểm, cần phải chuyên chở hàng hóa đường dài từ nước này đến nước khác. Theo thông lệ, mỗi mùa sẽ có các dòng thời trang mới ra đời, và khi vứt quần áo cũ để mua đồ mới, khách hàng đã ngấm ngầm đồng tình với mô hình này,” Daijiro Mizuno giải thích. Thậm chí sau khi mua hàng, ta vẫn tiếp tục phát thải thông qua việc giặt giũ, phơi, ủi, sửa chữa quần áo. Liệu có giải pháp nào không? “Chúng ta có thể chọn loại quần áo không tốn nhiều công sức bảo quản, những món có thể giặt tay dễ dàng,” Mizuno chia sẻ, “và có thể chăm sóc các trang phục đã mua để mặc bền hơn.”

Ô nhiễm môi trường

Ngành công nghiệp may mặc gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường nước và đất. Sông suối bị ô nhiễm vì hóa chất nông nghiệp dùng để tăng năng suất sợi cotton, cũng như lượng nước thải rất lớn phát sinh từ quá trình cần hóa chất như nhuộm vải hay phủ lớp chống nước lên vải. Dù các quy định đã được thắt chặt và ý thức đã tăng lên, nhưng Mizuno cho rằng “hóa chất sinh ra trong quá trình đến khi sản phẩm được bán ra đã tạo nhiều áp lực lên môi trường,” ví dụ như việc sử dụng vật liệu chuyển phát hàng sử dụng một lần khi cần vận chuyển hàng hóa.

Sử dụng tài nguyên sai mục đích

Thế giới thời trang xoay vòng cùng những bộ sưu tập theo mùa. Quá trình sản xuất dự đoán xu hướng thời trang, nhưng khi dự đoán sai, kho sản phẩm khổng lồ có thể bị ế. Nếu không ai mặc những sản phẩm này, tài nguyên để sản xuất ra chúng gần như hao phí. Tình trạng này diễn ra tương tự khi khách hàng vứt quần áo sau khi mặc một hoặc hai mùa, chỉ vì “lỗi mốt.” “Châu Âu đã cấm vứt bỏ quần áo bán ế, Bộ Môi trường Nhật Bản ước tính các bãi chôn lấp rác thải sẽ đầy vào năm 2040,” Mizuno cho biết. “Nhà sản xuất và người mua nghĩ rằng lưu hàng đầy kho hay vứt bỏ là tội lỗi cần thiết, nhưng giờ ta phải suy nghĩ lại.” Nếu nhà sản xuất bắt đầu sản phẩm với mục tiêu sẽ bán hết, người mua sẽ cần phải định hình lại mối quan hệ với quần áo họ có và xây dựng hệ giá trị mới. Điều này sẽ thay đổi thế giới ra sao?

Hành động vì tương lai

Dù là mua sắm, ăn mặc hay thải bỏ quần áo, có rất nhiều cách bảo vệ môi trường.

1

Chọn trang phục bạn sẽ muốn sửa

Có một khái niệm là thiết kế cảm xúc lâu bền. Có nghĩa là có những món đồ khiến ta muốn sử dụng và chăm sóc trong thời gian dài. “Khi bạn mua những món đồ bền chắc thể hiện cá tính bản thân, điều đó sẽ giúp vòng xoáy tiêu dùng chậm lại,” Mizuno chia sẻ. “Hãy chọn quần áo chất lượng cao, hữu ích mà bạn có thể mặc trong thời gian dài,” Anne-Marie Curtis cho biết. Ví dụ như vải denim và vải sáp sẽ đẹp hơn qua thời gian nếu ta giữ gìn cẩn thận.

2

Chọn thiết kế đơn giản

Những vật liệu như ren, khuy tán, kim sa hoặc những thứ mỏng manh khác có thể làm giảm vòng đời của quần áo. Hãy chọn trang phục dễ giặt, dễ phơi.

3

Sửa đồ

Vá hay chỉnh sửa cho đẹp hơn quần áo bị rách hay phai màu sẽ giúp quần áo có cơ hội thể hiện phong cách mới của bạn. “Hãy thử thay nút áo khoác hay sơ mi xem,” Anne-Marie chia sẻ. “Cách này có thể làm mới đồ cũ và khiến quần áo độc đáo hơn.”

4

Giặt tay

Bột giặt cũng gây tác động đến môi trường. Giặt sạch những điểm bẩn trên quần áo sẽ giúp giảm hóa chất gây hại cho môi trường, mà còn nhẹ nhàng hơn cho quần áo, giúp đồ mới lâu hơn. “Tôi không dùng máy sấy nữa vì có thể làm hỏng quần áo,” Anne-Marie cho biết.

5

Thử chia sẻ quần áo

Bạn có thể chia sẻ quần áo với bạn bè và gia đình, cũng giống như khi người ta cho thuê trang phục sang trọng vào dịp đặc biệt. “Nhóm bạn sẽ rất vui khi gặp nhau và có cùng buổi chia sẻ quần áo,” Anne-Marie gợi ý.

6

Mua sắm theo nhu cầu

Sử dụng dịch vụ in sản phẩm theo yêu cầu, như áo thun nguyên bản, là một cách giảm phát thải.

7

Chọn lựa chất liệu

Phân bón là nguồn gây ô nhiễm chính, nhưng linen tự nhiên gần như không sử dụng chút phân bón nào, và cây phát triển rất tốt dưới nắng mưa. Các loại vải tổng hợp làm từ chất liệu tái chế là lựa chọn tốt khi cân nhắc tiết kiệm tài nguyên.

Phân bón là nguồn gây ô nhiễm chính, nhưng linen tự nhiên gần như không sử dụng chút phân bón nào, và cây phát triển rất tốt dưới nắng mưa. Các loại vải tổng hợp làm từ chất liệu tái chế là lựa chọn tốt khi cân nhắc tiết kiệm tài nguyên.

8

Tái sử dụng

Làm sao có thể sử dụng quần áo theo cách hoàn toàn mới? Suy nghĩ mới mẻ có thể rất vui. Ta có thể lấy lại vải cũ để làm quần áo mới, dùng những món bị rách làm giẻ lau chùi. “Tưởng tượng và khiến việc này thật vui và thật thời trang,” Anne-Marie chia sẻ. Hãy bắt đầu với những thứ bạn thích làm. Những nỗ lực nhỏ tạo ra hiệu quả lâu dài.

Làm sao có thể sử dụng quần áo theo cách hoàn toàn mới? Suy nghĩ mới mẻ có thể rất vui. Ta có thể lấy lại vải cũ để làm quần áo mới, dùng những món bị rách làm giẻ lau chùi. “Tưởng tượng và khiến việc này thật vui và thật thời trang,” Anne-Marie chia sẻ. Hãy bắt đầu với những thứ bạn thích làm. Những nỗ lực nhỏ tạo ra hiệu quả lâu dài.

9

Phân phối thứ cấp

Nếu bạn muốn bỏ quần áo đi, hãy xem thử có cách nào để gửi cho ai có thể mặc tiếp. Có thể là góp quần áo cho tiệm đồ cũ hoặc cho lại người khác. Bạn cũng có thể tìm quần áo qua các kênh này.

10

Thu gom vải

Khi vòng đời của quần áo đã hết, hãy tìm đến nơi tập trung thu gom để tái chế vải sợi. “Nếu bạn vứt quần áo vào thùng rác, sợi vải sẽ không tái chế được,” Mizuno cảnh báo.

Khi vòng đời của quần áo đã hết, hãy tìm đến nơi tập trung thu gom để tái chế vải sợi. “Nếu bạn vứt quần áo vào thùng rác, sợi vải sẽ không tái chế được,” Mizuno cảnh báo.

Hành động vì tương lai

“Đối thoại giữa nhà sản xuất và người mua rất quan trọng,” Anne-Marie Curtis cho biết. “Khi người tiêu dùng lên tiếng, nhà sản xuất có thể sẽ hành động.” Vậy UNIQLO đang làm gì để bảo vệ môi trường? Sau đây là cách công ty hành động.

Giảm phát thải nhà kính

Hầu hết khí thải sinh ra trong quá trình thu mua và vận chuyển sản phẩm đến cửa hàng, hoạt động này chiếm đến 94,6% (với những sản phẩm bán ở Nhật. Nguồn thông tin: Bộ Môi trường Nhật “Khảo sát năm 2020 về thời trang và môi trường”). Bằng cách nào ta có thể giảm con số này xuống? Một cách là đặt mục tiêu cho quá trình thu mua và sản xuất, lên kế hoạch, và kiểm soát tiến độ. Cùng với việc tăng hiệu quả vận tải giữa các nhà máy, chúng tôi cũng áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong cửa hàng khắp Nhật Bản, tiên phong là ở cửa hàng Maebashi Minami IC, có ánh sáng tự nhiên trong không gian cửa hàng và tấm năng lượng mặt trời trên nóc sản sinh điện năng.

Giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

Để đảm bảo khách hàng cảm thấy dễ chịu khi mua sắm, chúng tôi kiểm soát quy trình kỹ lưỡng, đảm bảo các nhà máy có thiết bị mới nhất. Thay đổi mới nhất là vải chống nước không sử dụng PFAS (hóa chất vĩnh cửu), mà dùng florua hữu cơ. Mục tiêu đặt ra từ năm 2013 đã có thành tựu vào mùa thu/đông năm 2017, từ sau đó PFAS không còn được dùng trong bất cứ sản phẩm ngoài trời hay dù che mưa nào nữa. Chúng tôi cũng hướng dẫn chi tiết chúng tôi muốn gì và kỳ vọng gì ở đối tác sản xuất, trong đó có việc chọn lựa hóa chất phù hợp, sử dụng an toàn trong nhà máy và xử lý nước thải đúng cách.

Giảm hao phí tài nguyên

Bạn đã bao giờ thấy xe đẩy hàng trong cửa hàng UNIQLO bán các món giảm giá chưa? Cách này giúp bán sản phẩm đã hết mùa. Đây là một trong nhiều cách mà UNIQLO cam kết không thải bỏ quần áo. Ban đầu chúng tôi quan sát nhu cầu để tránh sản xuất ra quá nhiều hàng tồn kho. Kiểm soát kho hàng và lắng nghe ý kiến khách hàng giúp chúng tôi phát triển và cải tiến sản phẩm. Thông tin khách hàng chia sẻ tại cửa hàng mỗi ngày là nguồn cảm hứng lớn cho sản phẩm.

Bạn có thể tìm thấy thông tin về chuẩn mực hiện tại và dữ liệu mới nhất về cách công ty hướng đến các mục tiêu trên có trên website UNIQLO.

  • Illustrations by Yuki Maeda
  • Text by Miyuki Sakamoto
Chia Sẻ Trang

Ngày ra mắt tùy theo sản phẩm. Tất cả giá sản phẩm công bố cập nhật đến ngày 07/02/2025, gồm thuế bán hàng và giá sản phẩm có thể thay đổi.

Bài Báo Tiếp Theo
Next