Vô địch
vạn tuế,
sức trẻ
vạn tuế

Phỏng vấn Shingo Kunieda

  • Ảnh Keisuke Fukamizu
  • Phỏng vấn & Nội dung Kosuke Ide Tạo mẫu UNIQLO
  • Tạo mẫu tóc & Trang điểm Mitsugu Takahashi
  • Đặc biệt cảm ơn Trung tâm huấn luyện quần vợt Yoshida Memorial

4 Huy chương vàng Paralympic
Shingo Kunieda không chỉ là vận động viên quần vợt ngồi xe lăn mạnh nhất thế giới,
Anh còn yêu thích quần vợt hơn bất kỳ ai khác
Điều gì khiến anh tiếp tục tình yêu này bấy lâu nay?

4 Huy chương vàng Paralympic
Shingo Kunieda không chỉ là vận động viên quần vợt ngồi xe lăn mạnh nhất thế giới,
Anh còn yêu thích quần vợt hơn bất kỳ ai khác
Điều gì khiến anh tiếp tục tình yêu này bấy lâu nay?

Shingo Kunieda

Vận động viên quần vợt xe lăn chuyên nghiệp

Sinh năm 1984 tại Tokyo, Kunieda lớn lên tại Kashiwa, tỉnh Chiba. Từ khi khám phá bộ môn quần vợt xe lăn năm 11 tuổi, anh trở thành vận động viên quần vợt xe lăn đầu tiên trong lịch sử đoạt bốn giải Grand Slam trong cùng một năm (2007) và đến nay đã năm lần thực hiện kỳ tích ấy. Ở Thế vận hội người khuyết tật Athens 2004, anh giành huy chương đôi nam đầu tiên, còn tại Thế vận hội người khuyết tật Bắc Kinh 2008, anh giành thêm một huy chương vàng đơn nam và một huy chương đồng đồng đội nam. Ở Thế vận London 2012, anh tiếp tục giữ vững danh hiệu đơn nam bằng thêm một huy chương vàng khác. Ở Thế vận Tokyo Olympics năm 2021, anh giành lại danh hiệu đơn nam trước đây, huy chương vàng thứ tư trong tổng thành tích của Kunieda.

“Cừ nhất.”

Mỗi môn thể thao đều có những cá nhân ưu tú, những vận động viên vượt trội hoàn toàn so với những người còn lại, nhưng có một tập thể còn nhỏ hơn nữa, gồm những người “đỉnh của đỉnh”. Trong thế giới quần vợt xe lăn, Shingo Kunieda chính là người thuộc nhóm “đỉnh của đỉnh” này. Không một ai phản đối nếu gọi Kunieda là vận động viên quần vợt xe lăn “mạnh nhất hành tinh”. Tính luôn chiến thắng gần nhất vào năm 2021 tại Thế vận hội người khuyết tật Tokyo 2021, anh đã giành bốn huy chương vàng (ba đơn, một đôi).

Ngoài ra, Kunieda còn sở hữu một kỷ lục đáng kinh ngạc gồm 46 danh hiệu Grand Slam (25 đơn, 21 đôi), nhiều hơn bất kỳ vận động viên quần vợt xe lăn nào khác trong lịch sử. Từ lúc trở thành cây vợt đầu tiên trong lịch sử quần vợt xe lăn đạt bốn giải Grand Slam 2007, đến nay anh đã lặp lại kỳ tích này 5 lần. Trong một sự nghiệp cực kỳ lẫy lừng, Kunieda không ngừng cho thấy sự vượt trội so với những đồng nghiệp. Ngoài chiến thắng tại các giải đấu trong hơn 15 năm sự nghiệp, anh cũng góp phần mở rộng các khả năng thi đấu cho phép của bộ môn quần vợt xe lăn. Với việc cách mạng hóa bộ môn này, ta hoàn toàn có thể gọi anh là một bậc tôn sư của quần vợt xe lăn.

*Grand Slam

chỉ chung cho bốn giải đấu “lớn,” hay bốn giải thi đấu quần vợt xe lăn quan trọng nhất (ngày nay đó là Australia mở rộng, Pháp mở rộng, Wimbledon, và Mỹ mở rộng). Tới trước 2008, bốn giải đấu lớn cho quần vợt xe lăn là Australia mở rộng, Nhật mở rộng, Anh mở rộng, và USTA Vô địch Quần vợt xe lăn quốc gia. Từ 2009 tới 2016, những vận động viên chiến thắng Australia mở rộng, Pháp mở rộng, và Mỹ mở rộng được mô tả là chiến thắng “một năm Grand Slam.”

“Cừ nhất.”

Mỗi môn thể thao đều có những cá nhân ưu tú, những vận động viên vượt trội hoàn toàn so với những người còn lại, nhưng có một tập thể còn nhỏ hơn nữa, gồm những người “đỉnh của đỉnh”. Trong thế giới quần vợt xe lăn, Shingo Kunieda chính là người thuộc nhóm “đỉnh của đỉnh” này. Không một ai phản đối nếu gọi Kunieda là vận động viên quần vợt xe lăn “mạnh nhất hành tinh”. Tính luôn chiến thắng gần nhất vào năm 2021 tại Thế vận hội người khuyết tật Tokyo 2021, anh đã giành bốn huy chương vàng (ba đơn, một đôi).

Ngoài ra, Kunieda còn sở hữu một kỷ lục đáng kinh ngạc gồm 46 danh hiệu Grand Slam (25 đơn, 21 đôi), nhiều hơn bất kỳ vận động viên quần vợt xe lăn nào khác trong lịch sử. Từ lúc trở thành cây vợt đầu tiên trong lịch sử quần vợt xe lăn đạt bốn giải Grand Slam 2007, đến nay anh đã lặp lại kỳ tích này 5 lần. Trong một sự nghiệp cực kỳ lẫy lừng, Kunieda không ngừng cho thấy sự vượt trội so với những đồng nghiệp. Ngoài chiến thắng tại các giải đấu trong hơn 15 năm sự nghiệp, anh cũng góp phần mở rộng các khả năng thi đấu cho phép của bộ môn quần vợt xe lăn. Với việc cách mạng hóa bộ môn này, ta hoàn toàn có thể gọi anh là một bậc tôn sư của quần vợt xe lăn.

Khởi đầu từ thập niên 1970, bộ môn quần vợt xe lăn ban đầu sử dụng cùng kích thước sân, chiều cao lưới, loại bóng và vợt so với quần vợt thường, thậm chí cùng luật chơi, với ngoại lệ duy nhất là cú nẩy thứ hai có thể ra ngoài. Những ai lần đầu xem băng ghi hình trận đấu thường há hốc kinh ngạc trước tốc độ và sự mãnh liệt của nó. Dù không thể di chuyển về hai biên, các vận động viên vẫn sử dụng các cú lăn gấp, nhanh để hứng bóng và bắt volley. Những cú trái tay cực xoáy được đánh thẳng về góc xa. Các kỹ thuật thi đấu kinh người góp phần biến quần vợt xe lăn trở thành một môn thi đấu mãn nhãn. Sự trui rèn cật lực của Kunieda góp phần đưa môn thể thao này lên tầm cao mới. Kei Nishikori, người luôn nhắc về Kunieda đầy ngưỡng mộ như “người anh lớn vĩ đại mà tôi muốn có,” kể lại ở lần đầu chạm trán cú trái tay của Kunieda, anh đã bị “sốc bởi vận tốc của nó.”

Nhờ các cố gắng không ngừng nghỉ và say sưa của Kunieda cùng nhiều vận động viên hàng đầu khác, các kỹ thuật, chiến thuật, và dụng cụ dùng trong quần vợt xe lăn đã được cải tiến trên mọi phương diện, từ đó ngày càng gia tăng tính cạnh tranh của môn thể thao, vượt xa xuất phát điểm khiêm tốn ban đầu. Trong khi thế giới vẫn công nhận bộ môn này như “một loại quần vợt mới,” quần vợt xe lăn chỉ đang bắt đầu. Gordon Reid, một trong những đối thủ trẻ tuổi của Kunieda, nhắc tới anh và huyền thoại quần vợt Roger Federer bằng lòng tôn kính hệt như nhau, còn cho rằng “dẫu môn thể thao này thay đổi ra sao đi nữa, anh ấy sẽ mãi là một trong những vận động viên hàng đầu thế giới. Nâng môn thể thao này lên những tầm cao mới, anh ấy và Federer đã làm thay đổi cách tôi thi đấu.”

Ảnh chụp những ngày đầu tập luyện quần vợt xe lăn. Kunieda luôn thích vận động. Trước khi chơi quần vợt xe lăn, anh chơi bóng chày, và thậm chí sau này anh còn thích chơi bóng rổ với những người bạn lành lặn.

Xuất hiện ngoài sân với nụ cười ấm áp như thường lệ tại Trung tâm huấn luyện quần vợt ở Kashiwa, tỉnh Chiba, Kunieda được hỏi cảm nghĩ khi một lần nữa chinh phục huy chương vàng ở Thế vận hội người khuyết tật. “Tôi nghĩ mình hào hứng không khác gì trước đây,” anh cười lớn, nụ cười pha chút ngọt bùi. “Trong tất cả những lần chiến thắng trong sự nghiệp, huy chương lần này khiến tôi hạnh phúc nhất và thỏa mãn nhất. Nhưng chính nó cũng là lý do để tôi tiếp tục nâng cao mục tiêu và tiếp tục tập luyện,” anh chia sẻ, mắt nhìn về phía chân trời.

Khi Kunieda lên chín, một khối u trên cột sống buộc anh phải dùng xe lăn trọn đời. Hai năm sau, nhận sự cổ vũ từ người mẹ cũng chơi quần vợt, anh tham quan Trung tâm huấn luyện quần vợt lần đầu và quan sát một buổi tập quần vợt xe lăn.

Hồi phục từ chấn thương tại giải Australia mở rộng 2018, anh giành danh hiệu đơn nam quần vợt xe lăn lần đầu sau gần 3 năm. Ở trận chung kết với Stéphane Houdet, anh đã lội ngược dòng và giành một chiến thắng thần kỳ.

Xuất hiện ngoài sân với nụ cười ấm áp như thường lệ tại Trung tâm huấn luyện quần vợt ở Kashiwa, tỉnh Chiba, Kunieda được hỏi cảm nghĩ khi một lần nữa chinh phục huy chương vàng ở Thế vận hội người khuyết tật. “Tôi nghĩ mình hào hứng không khác gì trước đây,” anh cười lớn, nụ cười pha chút ngọt bùi. “Trong tất cả những lần chiến thắng trong sự nghiệp, huy chương lần này khiến tôi hạnh phúc nhất và thỏa mãn nhất. Nhưng chính nó cũng là lý do để tôi tiếp tục nâng cao mục tiêu và tiếp tục tập luyện,” anh chia sẻ, mắt nhìn về phía chân trời.

Khi Kunieda lên chín, một khối u trên cột sống buộc anh phải dùng xe lăn trọn đời. Hai năm sau, nhận sự cổ vũ từ người mẹ cũng chơi quần vợt, anh tham quan Trung tâm huấn luyện quần vợt lần đầu và quan sát một buổi tập quần vợt xe lăn.

Hồi trung học, anh đã tỏ ra nổi bật trong các trận đấu cấp quốc gia và thậm chí còn ra nước ngoài. Dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Hiromichi Maruyama, người anh gặp vào năm thứ ba tại trường, anh càng thăng tiến nhanh hơn. Kunieda bắt đầu tranh tài ở đấu trường thế giới, mang về Nhật Bản tấm huy chương vàng đánh đôi tại Thế vận hội người khuyết tật 2004 tại Athens (đánh cặp với Satoshi Saida) và trở thành vận động viên số một thế giới vào năm 2006, vận động viên nam châu Á đầu tiên giữ danh hiệu này. Năm 2009 anh chuyển sang thi đấu chuyên nghiệp, ký với UNIQLO hợp đồng trở thành Đại sứ Thương hiệu toàn cầu đầu tiên. Sự nghiệp xuất sắc, như đã đề cập bên trên, đã mang Kunieda thậm chí vượt lên khỏi vị trí hàng đầu. Nhưng điều này không có nghĩa là mọi thứ với anh đều suôn sẻ. Năm 2015, một năm sau chuỗi chiến thắng Grand Slam thứ năm đã đặt anh vào vị trí chưa từng có của bộ môn này, anh tới Rio tham gia Thế vận hội người khuyết tật 2016. Dù được kỳ vọng sẽ đoạt giải quán quân lần thứ ba liên tiếp, anh bị đánh bại ở vòng tứ kết. Các cơn đau mãn tính từ việc sử dụng tay phải quá mức rốt cuộc cũng đuổi kịp anh. “Tôi thú thật là mình đã nhụt chí tới mức muốn giải nghệ.”

Nhưng khi nhìn lại, cũng nhờ thất bại ấy mà anh có một hành trình trở lại phi thường, xứng tầm huyền thoại. Tại giải Australia mở rộng 2018, anh giành được danh hiệu sau 2 năm 4 tháng gián đoạn. Điều khiến anh xúc động đến rơi nước mắt đó là cách Kunieda điều chỉnh được hoàn toàn cú vụt đặc trưng trước đây, tập cú đánh trái tay để giảm áp lực cho tay phải. Đổi cách cầm vợt, với rất nhiều lần thử sai, anh mất ròng rã một năm trời để hồi phục.

“Nếu thay đổi cách chơi đã quá quen thuộc, bạn đối diện với nguy cơ chấn thương. Nhưng nếu không đón lấy nguy cơ và thử sức, ta chẳng bao giờ phát triển nổi. Trong sự nghiệp, tôi đã có nhiều cú rẽ sai lầm khiến cả cơ thể đau đớn. Nhưng những trải nghiệm này lại rất quý giá, bởi chúng dạy cho ta những gì không nên làm.”

Không chỉ ở giá trị của sai lầm mà thôi. “Thất bại trao cho chúng ta nhiều hơn chiến thắng rất nhiều,” Kunieda nhận định. “Thất bại mách bảo chúng ta những gì cần thiết để tiến lên phía trước.” Cũng tương tự như thế, điều quan trọng nhất của chiến thắng là những gì ta làm sau đó, anh cho hay.

Tháng 9/2021, ngay sau Thế vận hội người khuyết tật Tokyo, Kunieda đánh bại vận động viên người Anh Alfie Hewett tại giải Mỹ mở rộng, bảo vệ thành công danh vô địch.

“Điều này quá rõ ràng sau thất bại, nhưng chiến thắng cũng có nghĩa ta cần phải thay đổi. Các đấu thủ khác càng lúc càng giỏi hơn. Cứ ngủ quên trên vòng nguyệt quế, ta sẽ bị bỏ lại phía sau. Nếu muốn ở vị trí đầu, thay đổi là bắt buộc. Nghĩa là không ngừng đánh giá những gì ta thật sự cần. Là tự nghiệm, cốt để tìm ra con đường để tiếp tục phát triển. Tôi đánh vật với khó khăn này mỗi ngày.”

Suy nghĩ về “sự khó khăn của chiến thắng” đặt ra thách thức không chỉ đối với kỹ thuật, mà còn với tâm lý.

“Mỗi trận đấu đều có áp lực của riêng nó. Kể cả ở vòng đấu thứ nhất, nỗi sợ tuyệt đối không thể thất bại đã xuất hiện. Một số đấu thủ bị nỗi sợ giày vò dữ dội tới độ mất luôn khả năng kiểm soát trận đấu. Nhưng tôi là người tin rằng áp lực và căng thẳng không nhất thiết xấu. Chính lúc căng thẳng là lúc các giác quan của ta trở nên nhạy bén, giữ ta luôn tỉnh táo, còn nếu không căng thẳng thì lại rất dễ mất tập trung.”

Nhiều người đã biết việc dải keo quấn trên vợt của Kunieda viết, “Ta là người giỏi nhất.” Những thông điệp tự khích lệ này đã mang tới cho anh cú hích cần thiết chẳng biết đã bao nhiêu lần.

“Đối mặt với sức ép tinh thần, tôi chọn tự động viên bản thân. Trước trận đấu, tôi sẽ dừng trước gương để nói những lời ‘Mình biết phải làm gì. Mình sẽ làm được’ và lặp lại trong lúc thi đấu. Khi đã chơi được hai giờ đồng hồ, mất lửa là lẽ đương nhiên, nhưng cách chúng ta sử dụng 25 giây giữa từng điểm số để tự chuẩn bị, cả thể chất lẫn tinh thần, mới là yếu tố định đoạt trận đấu.”

Lịch luyện tập hằng ngày của Kunieda gồm ba giờ tập quần vợt và một giờ tập co giãn cùng nhiều bài tập khác. “Mặc UNIQLO giữ cho tôi luôn khô ráo và năng động, kể cả khi vã mồ hôi. Rất tuyệt vời. Đó là lý do tôi mặc đồ UNIQLO quanh năm.”

Niềm tin ‘Mình làm được’ từ tận đáy lòng xuất phát từ việc luôn tự dồn mình tới giới hạn trong khi tập luyện. “Tất cả chính là mỗi lần bóng tới là một cú đánh, không được đánh hỏng, và sống hết mình hết ngày này sang ngày khác. Kỹ năng không tăng lên kỳ diệu mỗi khi ta thức giấc,” Kunieda thẳng thắn, còn Tasuku Iwami, huấn luyện viên cá nhân của anh suốt bốn năm nay, nói rằng Kunieda là người “tuyệt đối cầu toàn. Anh ấy sẽ làm đi làm lại cho tới khi nào hài lòng mới thôi. Anh không bao giờ ngưng suy nghĩ về quần vợt, dù là đang lúc ngủ. Ta có thể cược anh ấy sẽ còn làm được những kỳ tích gì sắp tới.” Năng lực chống chịu gian nan vô hạn của Kunieda khiến ta ngỡ anh là một siêu nhân, nhưng anh lại không nghĩ như vậy.

“Đã rất nhiều lần tôi tự nhủ, ‘Thế là hết, mình toi rồi,’” anh cho biết. “Đó là những đêm sau thất bại, tôi tắm dưới vòi sen khách sạn và thầm nghĩ sự nghiệp mình đã đi tong. Nhưng sau một đêm nghỉ ngơi, tôi quay về Nhật, và chỉ vừa về tới nhà là tôi đã muốn cầm cây vợt lên làm một cuốc. Cuối cùng tôi đã đi tới chỗ chấp nhận thất bại của bản thân. Tôi từng tự nói với mình ‘Đừng thua, bằng mọi giá.’ Nhưng hành trình trải nghiệm từ một nhà vô địch rớt xuống một ứng viên chức vô địch đã tháo dỡ một gánh nặng to lớn khỏi đôi vai và dạy tôi nên tự hỏi ‘Vậy tiếp theo là gì?’ Cách suy nghĩ này thay đổi cách tôi tập luyện. Tôi thích chứng kiến bản thân thay đổi. Mấy tháng sau, khi đối mặt đối thủ đã đánh bại mình, tôi biết mình phải trở thành một phiên bản hoàn toàn mới, một tôi hoàn toàn khác. Đến được đó chẳng dễ dàng gì. Nhưng nhìn sự việc theo lối này sẽ khiến cho việc tập luyện rất thú vị. Nó trao cho tôi một nguồn động viên mới. Mới đây thôi, trong giải Mỹ mở rộng 2021, tôi nghĩ ra một kỹ thuật mới. Tôi cảm nhận được không gian dành cho các cải tiến, thay đổi, cảm nhận được sự tự tin mà mình có thể bồi đắp thêm. Những khoảnh khắc tuyệt vời nhất là khi tôi nghĩ ‘Chà, nếu mình làm được động tác này, để coi khả năng của mình còn tiến bộ tới đâu.’

Giữa lúc không ngừng nâng cao giới hạn bản thân và vươn đến những đỉnh cao, Kunieda cũng tự thưởng cho mình những niềm vui chỉ có thể tìm thấy bên ngoài sân quần vợt. “Tôi luôn phải lòng với quần vợt, càng lúc càng sâu” Kunieda nở nụ cười đầy nam tính, anh ngày càng vượt lên trên khái niệm “giỏi nhất.”

“Ở sự kiện UNIQLO LifeWear Day Tokyo, tôi vô cùng hạnh phúc khi được đứng cạnh thần tượng Roger Federer, hồi hộp tới nỗi suýt chảy máu cam. Nó như một giấc mơ vậy. Ảnh hưởng của Federer lên quần vợt chính là điều khiến tôi say mê môn thể thao này như bây giờ. Tiếp theo là gì? Chiến thắng Wimbledon. Thánh địa của quần vợt. Một ngày không xa, tôi muốn trao cho fan của quần vợt xe lăn thấy một màn trình diễn tuyệt vời, bằng xương bằng thịt. Một trận đấu khiến họ phải bật dậy khỏi chỗ ngồi.”

Năm 2019, Kunieda và Roger Federer cùng nhau xuất hiện trong một trận đấu đôi gây quỹ từ thiện tại sự kiện UNIQLO LifeWear Day Tokyo, tổ chức tại công viên quần vợt Ariake. Hình mẫu lý tưởng của Kunieda là Federer đã chia sẻ những lời như sau về người bạn cùng thi đấu: “Tôi tuyệt đối nể phục cậu ấy. Tất cả những gì cậu đã làm cho bộ môn quần vợt thật sự tuyệt vời.”

Tháng 9/2021, ngay sau Thế vận hội người khuyết tật Tokyo, Kunieda đánh bại vận động viên người Anh Alfie Hewett tại giải Mỹ mở rộng, bảo vệ thành công danh vô địch.

Lịch luyện tập hằng ngày của Kunieda gồm ba giờ tập quần vợt và một giờ tập co giãn cùng nhiều bài tập khác. “Mặc UNIQLO giữ cho tôi luôn khô ráo và năng động, kể cả khi vã mồ hôi. Rất tuyệt vời. Đó là lý do tôi mặc đồ UNIQLO quanh năm.”

Năm 2019, Kunieda và Roger Federer cùng nhau xuất hiện trong một trận đấu đôi gây quỹ từ thiện tại sự kiện UNIQLO LifeWear Day Tokyo, tổ chức tại công viên quần vợt Ariake. Hình mẫu lý tưởng của Kunieda là Federer đã chia sẻ những lời như sau về người bạn cùng thi đấu: “Tôi tuyệt đối nể phục cậu ấy. Tất cả những gì cậu đã làm cho bộ môn quần vợt thật sự tuyệt vời.”

Share This Page