
Bứt phá giới hạn
Phỏng vấn Keita Miyairi
Phát triển từ truyền thống Mingei, chiếc máy nhuộm katazome này đang tạo ra những hoa văn rực rỡ của riêng mình. Hãy lắng nghe bài ca cuộc sống, do Keita Miyairi trình diễn.
Photography by Kazufumi Shimoyashiki
Coordination by Taisuke Kijima
Editing & Text by Tamio Ogasawara



Katazome là kỹ thuật nhuộm truyền thống Nhật Bản, trong đó hoa văn được in trên vải hoặc giấy bằng cách sử dụng hình cắt trên giấy và nori (keo dán của Nhật Bản, sử dụng trong katazome để chắn thuốc nhuộm ở những nơi cần thiết). Trước tiên, Miyairi cắt những hoa văn trên giấy (ảnh trái). Tiếp theo, giấy được đặt trên vải và chia mảng bằng nori (ảnh dưới). Nori lưu lại dưới dạng của hình cắt, để đảm bảo những phần này không bị nhuộm màu. Gân tre được gọi là shinshi được dán vào miếng vải để hong cho nori khô đều (ảnh phải).
Tìm kiếm tính tập thể trong tính ngẫu nhiên
“Các mẫu thiết kế đến từ những điều tôi thu nhận được nơi này nơi kia, là kết quả tự nhiên của sự cuốn hút về phía tinh thần thuần khiết, là nghệ thuật không xảo thuật, đó là điều xảy đến khi bạn cắt giấy katazome. Đó không phải là thứ bạn có thể lên kế hoạch hoặc hình dung. Đó là lý do tại sao tôi không bao giờ vứt bỏ một mẫu cắt nào. Bạn thấy đó, tôi không thực sự tự mình làm ra chúng. Điều này nghe có vẻ hơi phô trương, nhưng chúng là sản phẩm của quá trình ngẫu nhiên. Nó loại bỏ bản ngã, giữ mọi thứ thật đơn sơ. Một cái gì đó mới luôn xảy ra, ngoài tầm với của bạn. Đó là lý do tại sao tôi giữ lại hàng núi mẫu nháp. Chúng có ích khi thực hiện các dự án khác. Không phải chỉ riêng về chuyện hình dạng. Các biến số khác như độ cứng của giấy, nó dễ cắt thế nào, và tốc độ di chuyển của con dao có thể mang lại những thứ giản đơn như một đường kẻ cuộc đời của chính nó. Bằng việc làm mềm nori được sử dụng khi nhuộm giấy hoặc vải, bạn sẽ phải từ bỏ bớt quyền kiểm soát các sắc màu thẩm thấu, chuyển từ sự tập trung vào cá nhân sang tính tập thể. Theo kinh nghiệm của tôi, chấp nhận những hạn chế của bản thân là điều giúp tôi tiến xa hơn. Theo lẽ đó, tôi để công việc của mình tự tìm được cấp bậc của nó. Tôi đã từng chi li tỉ mỉ hơn nhiều trong cách tôi làm mọi thứ, nhưng trong hai năm qua, tôi cảm thấy tự do hơn. Tôi là một ví dụ cực đoan về tự học, một chuyên gia được đào tạo có thể nhìn vào công việc của tôi và tự hỏi tôi đang làm cái quỷ gì vậy.”

- Áo Sơ Mi Vải Dạ Kẻ Caro Dài Tay Từ 686.000 VND
- Áo Thun Dry Cổ Tròn Ngắn Tay 146.000 VND
- Quần Jeans Ống Rộng 980.000 VND

Khi nori đã khô, thuốc nhuộm được chải lên, với giấy hoặc vải treo lơ lửng trong không khí. Miyairi nhuộm từ mặt sau, chải cho đến khi thuốc ngấm sang mặt trước. Cách truyền thống là bắt đầu với một màu nhạt và tiến dần sắc độ từ đó.
Vượt ra ngoài Mingei, chịu ảnh hưởng của Mỹ
Mục tiêu không có gì khác ngoài việc thể hiện sự khéo léo công phu. Ảnh hưởng của nước Mỹ là yếu tố quan trọng khiến Miyairi đi đến một cái nhìn tách biệt hơn, thấy việc tác phẩm bị chê cười là điều hoàn toàn bình thường. Khi nghệ sĩ đến từ San Francisco Barry McGee mở triển lãm tại Perrotin ở Paris, các tác phẩm của Miyairi được treo trong căn phòng trưng bày tác phẩm của bạn bè, như biểu hiện của sự ngẫu nhiên. Điều khiến những nghệ sĩ này khác biệt với quan điểm phổ biến ở Nhật Bản, và tính khí thông thường của người Nhật, là họ coi tay nghề thủ công và nghệ thuật không liên quan đến nhau và không quan tâm đến thành công của tác phẩm. Nó được tạo ra không cần nỗ lực tô điểm hay sự hoa mỹ; những gì bạn thấy là những gì bạn nhận được. Nghe có vẻ giống sự minh triết lâu đời của Mingei, nhưng vì lớn lên ở quận Ikebukuro của Tokyo, Miyairi đắm chìm trong thế giới trượt ván và nghệ thuật đồ họa, vốn khác biệt đáng kể với những gì chúng ta nghĩ tới khi hướng về nghệ thuật dân gian theo cái nhìn truyền thống.

“Tôi yêu graffiti và thực sự nghiêm túc theo đuổi nó từ tuổi thiếu niên đến giữa tuổi đôi mươi. Nếu bạn viết cùng ra một dòng chữ hàng trăm lần, bạn sẽ ngừng suy nghĩ về những gì bạn đang viết. Tương tự như vậy, nếu bạn vẽ một tác phẩm nghệ thuật dân gian vài trăm lần, bạn sẽ ngừng suy nghĩ về việc làm sao cho đúng và bắt đầu vẽ theo bản năng. Tôi nghĩ vẻ đẹp tiềm ẩn trong khía cạnh thủ công của Mingei là thứ được nhân lên đáng kể trong katazome. Nhưng nếu bạn cố ý làm cho nó trông như vậy, những người hiểu chuyện sẽ nhận ra ngay. Đó là lý do tại sao tôi cố gắng nắm bắt lấy khoảnh khắc và cắt giấy nến nhanh đến mức chúng gần như cẩu thả. Tôi ghi nhận rất nhiều giá trị từ những gì xảy ra trong lần thử đầu tiên. Nếu tôi mắc sai lầm, tôi cứ tiếp tục. Tôi để mặc cho vải sờn. Tại sao phải thay đổi chứ? Ở Mỹ, vải sờn là một dấu ấn của nghệ thuật đương đại. Đó là một phần những gì tôi học được từ Barry, và từ nghệ nhân nhuộm vĩ đại Samiro Yunoki. Điều ban đầu thu hút tôi đến với Mingei là tấm katazome được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Dân gian Matsumoto ở tỉnh Nagano, nơi tôi thỉnh thoảng đến thăm mộ gia đình. Tác phẩm ấy đã ngay lập tức thôi thúc tôi đến Bảo tàng Thủ công mỹ nghệ Dân gian Nhật Bản ở Tokyo, nơi tôi bị tác phẩm của Yunoki mê hoặc và quyết định thử đích thân tạo ra katazome. Vì vậy, tôi tham gia Tổ chức Tokyo Mingei, đến một số hội thảo và giúp tổ chức các cuộc triển lãm của Yunoki, lo chuyện quản lý bãi đậu xe và xếp dép đi trong nhà trong khi vẫn chăm chú xem, thực ra là nhìn chăm chăm, vào tác phẩm của ngài ấy mỗi khi có cơ hội. Trước khi dấn thân vào katazome, tôi chuyên làm nguyên mẫu cho các nhân vật bằng nhựa. Tôi luôn thích vẽ mọi thứ và làm mô hình. Nhưng việc khắc ra một hình dạng kích cỡ 1mm ở thời điểm đó không phải dành cho tôi.” Tôi nghĩ vẻ đẹp tiềm ẩn trong khía cạnh thủ công của Mingei là thứ được nhân lên đáng kể trong katazome. Nhưng nếu bạn cố ý làm cho nó trông như vậy, những người hiểu chuyện sẽ nhận ra ngay. Đó là lý do tại sao tôi cố gắng nắm bắt lấy khoảnh khắc và cắt giấy nến nhanh đến mức chúng gần như cẩu thả. Tôi ghi nhận rất nhiều giá trị từ những gì xảy ra trong lần thử đầu tiên. Nếu tôi mắc sai lầm, tôi cứ tiếp tục. Tôi để mặc cho vải sờn. Tại sao phải thay đổi chứ? Ở Mỹ, vải sờn là một dấu ấn của nghệ thuật đương đại. Đó là một phần những gì tôi học được từ Barry, và từ nghệ nhân nhuộm vĩ đại Samiro Yunoki. Điều ban đầu thu hút tôi đến với Mingei là tấm katazome được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Dân gian Matsumoto ở tỉnh Nagano, nơi tôi thỉnh thoảng đến thăm mộ gia đình. Tác phẩm ấy đã ngay lập tức thôi thúc tôi đến Bảo tàng Thủ công mỹ nghệ Dân gian Nhật Bản ở Tokyo, nơi tôi bị tác phẩm của Yunoki mê hoặc và quyết định thử đích thân tạo ra katazome. Vì vậy, tôi tham gia Tổ chức Tokyo Mingei, đến một số hội thảo và giúp tổ chức các cuộc triển lãm của Yunoki, lo chuyện quản lý bãi đậu xe và xếp dép đi trong nhà trong khi vẫn chăm chú xem, thực ra là nhìn chăm chăm, vào tác phẩm của ngài ấy mỗi khi có cơ hội. Trước khi dấn thân vào katazome, tôi chuyên làm nguyên mẫu cho các nhân vật bằng nhựa. Tôi luôn thích vẽ mọi thứ và làm mô hình. Nhưng việc khắc ra một hình dạng kích cỡ 1mm ở thời điểm đó không phải dành cho tôi.”

Miyairi sử dụng một nguyên liệu bí mật để làm cho sắc màu của mình thêm phong phú.

Hình ở dưới cùng bên trái là tác phẩm ông tạo ra trong dịp chúng tôi ghé thăm, bắt đầu từ mẫu cắt giấy. Tác phẩm được giới thiệu ở trang 69 được làm bằng một loại mẫu giấy cắt có thể dễ dàng bị vứt bỏ. Theo Miyairi, “đó là một kiểu lọ thủy tinh.”

Ở dưới cùng bên phải là một mẫu họa tiết kim cương mà ông đã làm cách đây vài năm. Sự thay đổi về màu nhuộm giúp họa tiết luôn sinh động.
Bài học, Di sản và Sắc đỏ
“Sắc đỏ này tuyệt quá nhỉ?” Miyairi hỏi, ngụ ý về cách Yunoki dạy ông không pha trộn màu sắc của mình. Ngài cũng dạy ông cách làm nori. Với việc trợ giúp trong các buổi trưng bày của Yunoki, ông đôi lúc cũng có được đặc ân trò chuyện vài lời với sư phụ, chỉ hai người.
“Theo quan điểm của Yunoki, tốt nhất bạn nên chọn khoảng sáu màu, không quá tám màu. Ông ấy còn nói hãy để bản thân vụng về. Ông ấy sẽ không muốn nghe điều này đâu, nhưng tôi thích thêm các thành phần bí mật vào thuốc nhuộm của mình, vì vậy màu sắc rất độc đáo. Chúng tươi sáng, sống động. Tôi có một khía cạnh u tối, thế nên đó là điều tôi muốn thể hiện. Khoảng mười năm trước, chúng tôi phải cải tạo nhà và dành riêng ra cho tôi một không gian làm việc tạm thời. Nếu nhuộm một mảnh vải dài, bạn cần treo lên để nhuộm màu rồi phơi ngay tại chỗ, nhưng gia đình tôi từng ngủ ngay dưới đó, và tôi cứ bị đầu nhọn của shinshi (khung tre dùng để giữ cho hàng dệt được thẳng) chọc vào lưng. Yunoki năm nay tròn 100 tuổi và Bảo tàng Thủ công mỹ nghệ Dân gian Nhật Bản đang lên kế hoạch cho buổi trưng bày ôn lại quá khứ vào đầu năm sau. Bạn có thể chắc chắn rằng tôi sẽ có mặt, xếp dép hoặc giúp mọi người đậu xe, nhưng tôi hy vọng rằng tôi sẽ có cơ hội để cho ngài ấy xem một số tác phẩm gần đây của mình.”
Túi tote UNIQLO Miyairi nhuộm bằng mẫu cắt giấy katazome treo trên tường. “Tôi muốn giữ cho nó đơn giản,” Miyairi nói. Chúng tôi rất vui khi biết rằng ông luôn mặc UNIQLO. Cạnh cửa sổ trong không gian làm việc của ông là bản in từ Soetsu Yanagi mà ông được tặng lại khi Bảo tàng Thủ công mỹ nghệ Dân gian Nhật Bản có một ngày tổng vệ sinh. Bản in viết: “Bầu trời trong xanh phía trước.” Vào những ngày trời quang, Miyairi thường đi bộ xuống Vườn Bách thảo Koishikawa để phác thảo các loài thực vật. Nếu Cho, con gái ông rảnh rỗi, cô bé sẽ tham gia cùng cha. Vẫn còn học tiểu học, nhưng cô bé đã bắt đầu làm katazome, cạnh tranh với chuyên môn của cha. Miyairi vẫn giữ liên lạc với trợ lý của Barry là Tyler Ormsby. Họ động viên nhau để tiếp tục với công việc của mình. Gần đây, một người bạn ở Kagoshima đã gửi cho tôi một ít trà tươi trồng ở thị trấn Chiran. Khi tôi nhìn kỹ hơn vào chiếc hộp, tôi nhận ra rằng thiết kế trên nhãn là do Miyairi thực hiện.

Những mẫu tượng nhỏ xếp hàng trên kệ, gợi nhắc về quãng thời gian Miyairi còn là nhà thiết kế sản phẩm. Những chiếc túi tote treo bên trái là mẫu thử trên các mặt hàng từ cotton tự nhiên của các nhà sản xuất như UNIQLO mà ông trang trí bằng giấy cắt của mình.

- Áo Len Sợi Souffle Dệt 3D Dài Tay 980.000 VND
- Áo Sơ Mi Oxford Dáng Ôm Dài Tay 489.000 VND
- Quần Dáng Rộng 980.000 VND
Ảnh chụp tại Pacifica Collectives, ngay gần bên Nippon Budoka. Bản in những họa tiết giống lược, một trong những tác phẩm tiêu biểu của Miyairi, được làm từ một mảnh giấy nháp đặc biệt vui nhộn.

Pacifica Collectives
Cửa hàng xóa nhòa ranh giới giữa thiết kế nội thất và nghệ thuật, nằm trong tòa nhà Matsuoka Kudan lịch sử của Tokyo. Hình nền katazome với ký hiệu đồng yên trên sổ đăng ký cũng do Miyairi làm. Triển lãm cá nhân của ông sẽ được bắt đầu từ ngày 9 tháng 9 (thứ Sáu) đến ngày 24 (thứ Bảy).
OPEN 12:00-18:00 CLOSED Sundays, Mondays and Holidays
Keita Miyairi
Nghệ sĩ nhuộm màu
Sinh năm 1974 tại Tokyo. Là một tín đồ của nghệ thuật graffiti ở độ tuổi thiếu niên và đôi mươi, Miyairi làm công việc của nhà thiết kế nguyên mẫu cho các tượng nhỏ một thời gian trước khi bước vào thế giới katazome. Năm 2021, ông có buổi trình diễn cá nhân đầu tiên tại cửa hàng nội thất Pacifica Collectives, nâng tầm tác phẩm của ông lên tầm cỡ toàn cầu.
- English
- Tiếng Việt