Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa từ tác phẩm
Ba mươi sáu góc nhìn núi Phú Sĩ
1830-31

Tác giả Katsushika Hokusai
Áo thun UT Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa
Từ bộ sưu tập Ukiyo-e Lưu trữ UT 2023
UNIQLO thực hiện

Boston, Ukiyo-e và UT

Ngày nay, trường phái ukiyo-e nổi tiếng thế giới là biểu tượng của nghệ thuật Nhật Bản. Một bộ sưu tập lớn các bức tranh này có mặt tại Bảo tàng Nghệ thuật Boston, nơi một nhóm các nhà bảo tồn và giám tuyển người Mỹ và Nhật đang làm việc cật lực gìn giữ "thế giới nổi" tiếp tục sống động.

Bảo tàng Nghệ thuật, Boston

MFA Boston được sáng lập năm 1870 bởi các doanh nhân và giới giao thiệp rộng trong thành phố, chính thức mở cửa năm 1876. Là tổ chức phi chính phủ tư nhân, bảo tàng bắt đầu với bộ sưu tập tác phẩm được tặng lại và tiếp tục mở rộng mà không có hỗ trợ tài chính gì từ nguồn quỹ bang hay liên bang. Là nơi sở hữu nhiều kiệt tác khắp thế giới, nơi đây là điểm đến tầm quốc tế cho nghệ thuật Nhật Bản.

465 Huntington Avenue, Boston, Massachusetts

GIỜ MỞ CỬA Thứ Bảy - Thứ Hai, Thứ Tư 10:00-17:00
Thứ Năm-Thứ Sáu - 22:00
ĐÓNG CỬA: Thứ Ba

Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa từ tác phẩm
Ba mươi sáu góc nhìn núi Phú Sĩ
1830-31
Tác giả Katsushika Hokusai
Áo thun UT Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa
Từ bộ sưu tập Ukiyo-e Lưu trữ UT 2023
UNIQLO thực hiện

Hokusai, Hiroshige, Utamaro, Kuniyoshi, Sharaku... trường phái ukiyo-e hình thành với những danh họa này tiếp tục được vinh danh với tác phẩm khéo léo của họ thể hiện thời đại Edo. Các tác phẩm nổi tiếng bắt nguồn từ phong thái sống của người bình thường, ukiyo-e lần đầu đến châu u dưới hình thức bất ngờ: là giấy gói đồ gốm xuất khẩu từ Nhật, thời đó chúng không có giá trị gì mấy. Vào cuối thế kỷ XIX, cơn cuồng nghệ thuật và đồ thủ công Nhật Bản còn gọi là Japonisme tỏa đi từ Paris, tác động đến Monet và Van Gogh, rồi mang đến cho thể loại từng bị coi nhẹ này nét đặc sắc văn hóa mới... hay đó là cách huyền thoại bắt đầu.

Điều ít ai biết đến đó là thực tế khi trường phái ukiyo-e bùng nổ ở Châu Âu, Bảo tàng Nghệ thuật ở Boston đã tích lũy bộ sưu tập hàng chục ngàn bản in. Đây là kết quả của chuyến đi lớn theo lịch sử nghệ thuật Nhật Bản, không kém phần ấn tượng so với truyền thuyết kể trên.

Gió lặng, Trời trong "Núi Phú Sĩ đỏ"
Từ tác phẩm Ba mươi sáu góc nhìn núi Phú Sĩ

1830-1831
Katsushika Hokusai

Gió lặng, Trời trong, còn được gọi là bức "Núi Phú Sĩ đỏ" là kiệt tác của Katsushika Hokusai. Hai bản in từ bộ sưu tập Spaulding của bảo tàng MFA cho thấy khác biệt về màu sắc và phần bóng, là kết quả từ quá trình in qua bản khắc gỗ.

Tọa lạc ở Massachusetts tại Bờ Đông, Boston là một trong những thành phố cổ xưa nhất ở Hoa Kỳ, do người theo Thanh Giáo từ Anh sáng lập năm 1630. Với nhiều đại học nổi tiếng như Harvard và MIT bên bờ sông Charles, Boston là nơi có Bảo tàng Nghệ thuật, mở cửa tại Quảng trường Copley vào Ngày Độc Lập năm 1876. Bộ sưu tập mở rộng khiến bảo tàng chuyển về vị trí hiện tại trên Đại lộ Huntington vào năm 1909. Một thế kỷ sau, bảo tàng đã được sửa chữa và mở rộng, nhưng người ta vẫn có thể nhìn lại hình dáng ban đầu của nơi này ngày nay. Hơn một triệu du khách từ khắp nơi trên thế giới ghé thăm bảo tàng mỗi năm.

Là một trong những bảo tàng cổ xưa nhất ở Mỹ, MFA sở hữu hàng trăm ngàn tác phẩm nghệ thuật Nhật Bản, không chỉ với trường phái ukiyo-e mà còn nghệ thuật Phật giáo và hội họa của trường phái Kano. Bộ sưu tập của nơi này, là lớn nhất và đẹp nhất về nghệ thuật Nhật Bản bên ngoài nước Nhật, trong đó nhiều tác phẩm có lẽ phải được xếp làm Bảo vật Quốc gia hoặc Tài sản Văn hóa Quan trọng nếu chúng ở Nhật. Đợt sở hữu đầu tiên do ba người Mỹ thu thập ở Nhật từ thập niên 1870 và 1880 - Edward S. Morse, Ernest Fenollosa, và William S. Bigelow - cùng với cộng sự thân cận người Nhật Tenshin Okakura.

Tenshin Okakura được mời làm việc tại Khoa Nghệ thuật Nhật Bản và Trung Quốc tại MFA.

Gió lặng, Trời trong "Núi Phú Sĩ đỏ"
Từ tác phẩm Ba mươi sáu góc nhìn núi Phú Sĩ

1830-1831
Katsushika Hokusai

Gió lặng, Trời trong, còn được gọi là bức "Núi Phú Sĩ đỏ" là kiệt tác của Katsushika Hokusai. Hai bản in từ bộ sưu tập Spaulding của bảo tàng MFA cho thấy khác biệt về màu sắc và phần bóng, là kết quả từ quá trình in qua bản khắc gỗ.

Vườn thiền đá Nhật Bản được xây tại MFA năm 1988 để tưởng nhớ "Tensin-en." Nó gồm có đèn và tháp đá do Okakura mang đến Mỹ.

Morse, người đầu tiên trong số họ đến Nhật Bản năm 1877, được biết đến đó để khám phá về núi vỏ sò Omori. Ông được gọi là "Cha đẻ của khảo cổ học Nhật Bản," dù ông được đào tạo làm nhà động vật học và đến Nhật để nghiên cứu và giảng tại Đại học Hoàng gia Tokyo. Từ thời Minh Trị, chính phủ Nhật đã thúc đẩy hiện đại hóa nhanh chóng. Chuyên gia công nghiệp và học thuật từ châu u và Bắc Mỹ được mời đến Nhật làm cố vấn. Trong số đó có Morse, với sự tò mò độc đáo về đảo quốc ở phương Đông này. Sau ba chuyến thăm Nhật Bản, ông thực hiện khảo sát khắp cả nước, thu thập đồ gốm và các vật dụng hàng ngày trong chuyến đi. Bộ sưu tập của ông gồm 5.000 tác phẩm gốm được bán cho bảo tàng MFA năm 1892.

Một mẫu bản khắc gỗ sử dụng để in Toto Shokei Ichiran, Sumidagawa Ryogan Ichiran,Azuma Asobi, ba tập thơ của Hokusai trong bộ sưu tập tại MFA. Hoàn chỉnh với đủ hết các tranh gỗ cho từng trang sách, đây là các hiện vật cực kỳ hiếm.

Cũng chính Morse giới thiệu Đại học Hoàng gia Tokyo cho một nhà nghiên cứu triết học trẻ tên Ernest Fenollosa. Không lâu sau khi tốt nghiệp Harvard năm 1878, anh du hành đến Nhật để giảng về kinh tế chính trị và triết học. Là cựu sinh viên của Trường Bảo tàng Nghệ thuật, anh bén duyên với nghệ thuật dân gian Nhật Bản và đặc biệt là nghệ thuật tạc tượng Phật, đã trở thành trọng tâm nghiên cứu và sưu tập của anh.

Fenollosa tự thấy giai đoạn đó Nhật Bản đã quay lưng với di sản nghệ thuật, thay vào đó ưa thích học theo những cảm giác phương Tây. Tượng Phật và tranh vẽ được giữ cẩn thận trong chùa, đã bị phá hủy vì mục tiêu chính trị loại bỏ Đạo Phật. Chứng kiến cuộc khủng hoảng này, Fenollosa cống hiến sức lực để bảo tồn văn hóa Nhật, hy vọng thúc đẩy quốc gia làm theo. Năm 1880, anh đi tham quan các chùa cổ ở Kyoto và Nara, cùng với Okakura, là sinh viên của anh thời đó để làm phiên dịch, và giảng về bảo tồn vòng quanh Nhật Bản. Năm 1885, Fenollosa được cử làm thư ký mảng nghệ thuật của Bộ Giáo dục và cùng với Okakura tham dự một chuyến đi khác, lần này để khảo sát bảo vật ẩn giấu tại các ngôi chùa.

Một mẫu bản khắc gỗ sử dụng để in Toto Shokei Ichiran, Sumidagawa Ryogan Ichiran,Azuma Asobi, ba tập thơ của Hokusai trong bộ sưu tập tại MFA. Hoàn chỉnh với đủ hết các tranh gỗ cho từng trang sách, đây là các hiện vật cực kỳ hiếm.

Không khó để tưởng tượng ra thách thức mà Fenollosa phải đối mặt thời đó, khi là người nước ngoài nghiên cứu nghệ thuật Nhật Bản. Điều khiến anh làm được là đam mê và quan hệ thân cận với Okakura và nhiều người Nhật khác. Fenollosa học về hội họa từ Kano Eitoku Tatsunobu, và học kịch Noh với Umewaka Minoru I, để có được cái nhìn có tri thức về nghệ thuật Nhật Bản. Anh bán hầu hết bộ sưu tập cho bác sĩ Charles G. Weld, mà sau đó cuối cùng sẽ được tặng lại cho bảo tàng MFA. Năm 1890, Fenollosa về lại Mỹ nhận vai trò làm giám tuyển Khoa Nhật Bản mới thành lập, mà giờ đây là Khoa Nghệ thuật châu Á.

Bigelow tốt nghiệp Harvard với bằng về ngành y, quá ấn tượng với bài giảng của Morse về Nhật Bản, đến mức ông tự mình tìm đến Nhật năm 1882. ông làm việc cùng Fenollosa, Okakura, và nhiều cộng sự người Nhật khác truy tìm hiện vật do Morse chỉ đạo, mua lại các thanh kiếm và đồ sơn mài cho bộ sưu tập của ông. Sau đó, ông quá say mê với Nhật Bản và dành toàn bộ thời gian ở đó đến năm 1889, chỉ trừ vài chuyến đi ngắn về nhà. Bigelow yêu Nhật Bản bằng tất cả trái tim, đặc biệt là với ẩm thực và thời trang. Ông thậm chí cải đạo sang Đạo Phật. Là người ủng hộ nghệ thuật Nhật Bản, ông dành phần tài sản gia đình khổng lồ có được qua quá trình buôn bán để hỗ trợ cho tác phẩm của các họa sĩ như Kano Hogai và Hashimoto Gaho, thậm chí đứng tên bảo lãnh quá trình phục chế hiện vật tại chùa Horyuji ở Nara.

MFA có các chuyên gia bảo tồn chuyên nghiệp trong việc bảo quản và bảo tồn bản in tranh ukiyo-e. Dù phần phai mờ không thể đảo ngược, phần rách và lỗ có thể sửa chữa. Sử dụng dao mổ, cắt ra những hình dáng cực nhỏ thật chính xác trên giấy washi, sau đó tô màu lại, rồi tinh tế dán lại các lỗ do côn trùng gây ra.

Đặc biệt đáng chú ý trong kho bảo vật tác phẩm mà Bigelow thu thập từ Nhật là những bản in trường phái ukiyo-e, hầu hết trong số đó sau này đã được tặng lại cho bảo tàng MFA. Trái ngược với Fenollosa vốn ít quan tâm đến ukiyo-e, Bigelow thu thập tranh theo hệ thống, cuối cùng hiến tặng 30.000 bản in gỗ và 700 bức tranh cho bảo tàng MFA. Sau khi trở về Mỹ, ông làm người ủy thác chăm sóc bảo tàng hơn 30 năm.

Các đợt hiến tặng này khiến kích cỡ bộ sưu tập Nhật Bản gia tăng nhanh chóng qua đêm, nhưng Fenollosa từ chức vào năm 1896 đã khiến bộ sưu tập không có giám tuyển am hiểu. Sau giai đoạn tạm thời, Bigelow can thiệp và yêu cầu bảo tàng thuê Okakura. Trong vai trò mới, Okakura đi về giữa Nhật và Boston, làm việc xác minh tính chính danh và tuổi thọ tác phẩm.

"Bao gồm các tác phẩm mà Bigelow tặng bảo tàng, ngày nay chúng tôi có khoảng 50.000 bản in tranh ukiyo-e trong bộ sưu tập. Điều khiến chúng tôi khác biệt đó là một lượng lớn các tác phẩm quan trọng về mặt lịch sử ở tình trạng cực kỳ tốt," Sarah E. Thompson giải thích. Cô là giám tuyển nghệ thuật Nhật Bản tại Khoa Nghệ thuật châu Á ở MFA.

Với nhiều bản khắc gỗ, bảo tàng có nhiều bản in. Hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn bản in đa sắc nishiki-e được sản xuất thời đó, mỗi bản có màu hơi khác nhau. Quá trình in dần khiến bản gỗ mòn đi, tạo ra các vết và đường nhỏ li ti cho đến khi khối gỗ cạn kiệt. "Đợt ép đầu" khoảng 200 bản in, có chất lượng tốt nhất và gần nhất với cảm quan của nghệ sĩ. Các bản in sau sẽ có những chỗ không ăn khớp xuất hiện vì bản khắc đã mòn dần. Để mô tả hiệu ứng này, Thompson cho chúng tôi xem hai bản in không giống nhau hoàn toàn của bức "Núi Phú Sĩ Đỏ" (từ Ba mươi sáu góc nhìn núi Phú Sĩ ), một tác phẩm nổi tiếng của Hokusai có rất nhiều bản in. Bộ sưu tập được sắp xếp với độ chính xác cao độ, với thông tin về những khác biệt cực kỳ nhỏ.

Giám tuyển Sarah Thompson chia sẻ về tranh khắc gỗ Hokusai.

“Khoảng 200 bản in "Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa" của Hokusai rải rác nhiều nơi trên thế giới, bảy bản có mặt ở đây. Hai trong số đó do anh em nhà Spaulding hiến tặng 100 năm trước, họ là các nhà sưu tập giàu có đã tặng chúng tôi 6.000 bản in tranh ukiyo-e. Để đảm bảo vòng đời bộ sưu tập tuyệt vời của họ, trong đó có 2.000 bản in từ Utagawa Hiroshige I, hai anh em đã quy định không cho tác phẩm nào được trưng bày."

Vì tranh ukiyo-e in trên giấy washi và dùng rất nhiều chất nhuộm màu từ cây cỏ nên ánh sáng và độ ẩm có thể gây phai màu hoặc đổi màu. Giấy cũng dễ bị phai, xỉn màu và rách. Bảo tàng tiếp tục tìm kiếm các bản in chất lượng cao trong khi vẫn bảo tồn và gìn giữ các bản in có trong bộ sưu tập.

"Đây là điều bạn không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác," Thompson cho biết khi dẫn chúng tôi vào phòng lưu trữ. Bên trong, chúng tôi đặc biệt được thấy bản in gỗ dùng để in Sumidagawa Ryogan Ichiran, một tập thơ Hokusai sáng tác. Vì ukiyo-e thực sự là phương tiện thể hiện các xu hướng qua đi, chúng được coi như đồ phù du, trong khi hầu hết các bản khắc gỗ được khắc đi khắc lại nhiều lần hoặc bị phá hủy trong trận động đất lớn Kanto hoặc trong bom đạn Thế Chiến thứ II. Chỉ còn một ít sót lại ở Nhật. Hiện vật cực kỳ hiếm này là một trong rất nhiều món mà Bigelow hiến tặng bảo tàng. Các bản khắc gỗ này lần đầu được ghi nhận tại kho lưu trữ bảo tàng vào thập niên 1980, dẫn đến triển lãm "về nhà" đặc biệt ở Nhật, nơi các nhà in Nhật sử dụng chúng để sản xuất ấn bản hoàn toàn mới cho quyển sách!

Xưởng khung tranh. Giấy washi dùng cho tranh ukiyo-e cực kỳ mỏng manh nên phải được đóng khung thật chăm chút.

"Bộ sưu tập ukiyo-e của chúng tôi thể hiện quan hệ sâu đậm giữa bảo tàng và Nhật bản," Debra LaKind, Giám đốc Cao cấp về Sở hữu trí tuệ và Phát triển Kinh doanh cho biết.

"Ukiyo-e là biểu tượng và cực kỳ phổ biến đến tận ngày nay. Vào mùa xuân, chúng tôi sẽ có triển lãm theo chủ đề Hokusai: Cảm hứng và ảnh hưởng, tập trung vào dấu ấn Hokusai với nghệ thuật toàn cầu. Sự hợp tác lâu dài của chúng tôi với UNIQLO là một trong những liên hệ quan trọng nhất của bảo tàng với văn hóa Nhật Bản. Áo thu UT in họa tiết từ tác phẩm của Hokusai, Hiroshige và Kuniyoshi đã trở thành những món yêu thích trong cửa hàng quà lưu niệm của chúng tôi.

Hơn 140 năm đã qua từ thời hoàng kim của Morse, Fenollosa, Bigelow và Okakura.
Sự cống hiến đầy đam mê của họ với nghệ thuật Nhật Bản đã vượt biên giới. Xúc cảm đó còn sống mãi đến ngày nay ở Boston, nơi các tác phẩm được chăm sóc cẩn trọng.

Cửa hàng quà lưu niệm trong bảo tàng có nhiều món lấy cảm hứng từ ukiyo-e, trong đó có áo thun UT, thể hiện sự phổ biến của tác phẩm này.

Không khó để tưởng tượng ra thách thức mà Fenollosa phải đối mặt thời đó, khi là người nước ngoài nghiên cứu nghệ thuật Nhật Bản. Điều khiến anh làm được là đam mê và quan hệ thân cận với Okakura và nhiều người Nhật khác. Fenollosa học về hội họa từ Kano Eitoku Tatsunobu, và học kịch Noh với Umewaka Minoru I, để có được cái nhìn có tri thức về nghệ thuật Nhật Bản. Anh bán hầu hết bộ sưu tập cho bác sĩ Charles G. Weld, mà sau đó cuối cùng sẽ được tặng lại cho bảo tàng MFA. Năm 1890, Fenollosa về lại Mỹ nhận vai trò làm giám tuyển Khoa Nhật Bản mới thành lập, mà giờ đây là Khoa Nghệ thuật châu Á.

Bigelow tốt nghiệp Harvard với bằng về ngành y, quá ấn tượng với bài giảng của Morse về Nhật Bản, đến mức ông tự mình tìm đến Nhật năm 1882. ông làm việc cùng Fenollosa, Okakura, và nhiều cộng sự người Nhật khác truy tìm hiện vật do Morse chỉ đạo, mua lại các thanh kiếm và đồ sơn mài cho bộ sưu tập của ông. Sau đó, ông quá say mê với Nhật Bản và dành toàn bộ thời gian ở đó đến năm 1889, chỉ trừ vài chuyến đi ngắn về nhà. Bigelow yêu Nhật Bản bằng tất cả trái tim, đặc biệt là với ẩm thực và thời trang. Ông thậm chí cải đạo sang Đạo Phật. Là người ủng hộ nghệ thuật Nhật Bản, ông dành phần tài sản gia đình khổng lồ có được qua quá trình buôn bán để hỗ trợ cho tác phẩm của các họa sĩ như Kano Hogai và Hashimoto Gaho, thậm chí đứng tên bảo lãnh quá trình phục chế hiện vật tại chùa Horyuji ở Nara.

Giám tuyển Sarah Thompson chia sẻ về tranh khắc gỗ Hokusai.

“Khoảng 200 bản in "Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa" của Hokusai rải rác nhiều nơi trên thế giới, bảy bản có mặt ở đây. Hai trong số đó do anh em nhà Spaulding hiến tặng 100 năm trước, họ là các nhà sưu tập giàu có đã tặng chúng tôi 6.000 bản in tranh ukiyo-e. Để đảm bảo vòng đời bộ sưu tập tuyệt vời của họ, trong đó có 2.000 bản in từ Utagawa Hiroshige I, hai anh em đã quy định không cho tác phẩm nào được trưng bày."

Vì tranh ukiyo-e in trên giấy washi và dùng rất nhiều chất nhuộm màu từ cây cỏ nên ánh sáng và độ ẩm có thể gây phai màu hoặc đổi màu. Giấy cũng dễ bị phai, xỉn màu và rách. Bảo tàng tiếp tục tìm kiếm các bản in chất lượng cao trong khi vẫn bảo tồn và gìn giữ các bản in có trong bộ sưu tập.

"Đây là điều bạn không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác," Thompson cho biết khi dẫn chúng tôi vào phòng lưu trữ. Bên trong, chúng tôi đặc biệt được thấy bản in gỗ dùng để in Sumidagawa Ryogan Ichiran, một tập thơ Hokusai sáng tác. Vì ukiyo-e thực sự là phương tiện thể hiện các xu hướng qua đi, chúng được coi như đồ phù du, trong khi hầu hết các bản khắc gỗ được khắc đi khắc lại nhiều lần hoặc bị phá hủy trong trận động đất lớn Kanto hoặc trong bom đạn Thế Chiến thứ II. Chỉ còn một ít sót lại ở Nhật. Hiện vật cực kỳ hiếm này là một trong rất nhiều món mà Bigelow hiến tặng bảo tàng. Các bản khắc gỗ này lần đầu được ghi nhận tại kho lưu trữ bảo tàng vào thập niên 1980, dẫn đến triển lãm "về nhà" đặc biệt ở Nhật, nơi các nhà in Nhật sử dụng chúng để sản xuất ấn bản hoàn toàn mới cho quyển sách!

"Bộ sưu tập ukiyo-e của chúng tôi thể hiện quan hệ sâu đậm giữa bảo tàng và Nhật bản," Debra LaKind, Giám đốc Cao cấp về Sở hữu trí tuệ và Phát triển Kinh doanh cho biết.

"Ukiyo-e là biểu tượng và cực kỳ phổ biến đến tận ngày nay. Vào mùa xuân, chúng tôi sẽ có triển lãm theo chủ đề Hokusai: Cảm hứng và ảnh hưởng, tập trung vào dấu ấn Hokusai với nghệ thuật toàn cầu. Sự hợp tác lâu dài của chúng tôi với UNIQLO là một trong những liên hệ quan trọng nhất của bảo tàng với văn hóa Nhật Bản. Áo thu UT in họa tiết từ tác phẩm của Hokusai, Hiroshige và Kuniyoshi đã trở thành những món yêu thích trong cửa hàng quà lưu niệm của chúng tôi.

Hơn 140 năm đã qua từ thời hoàng kim của Morse, Fenollosa, Bigelow và Okakura.
Sự cống hiến đầy đam mê của họ với nghệ thuật Nhật Bản đã vượt biên giới. Xúc cảm đó còn sống mãi đến ngày nay ở Boston, nơi các tác phẩm được chăm sóc cẩn trọng.

MFA có các chuyên gia bảo tồn chuyên nghiệp trong việc bảo quản và bảo tồn bản in tranh ukiyo-e. Dù phần phai mờ không thể đảo ngược, phần rách và lỗ có thể sửa chữa. Sử dụng dao mổ, cắt ra những hình dáng cực nhỏ thật chính xác trên giấy washi, sau đó tô màu lại, rồi tinh tế dán lại các lỗ do côn trùng gây ra.

Đặc biệt đáng chú ý trong kho bảo vật tác phẩm mà Bigelow thu thập từ Nhật là những bản in trường phái ukiyo-e, hầu hết trong số đó sau này đã được tặng lại cho bảo tàng MFA. Trái ngược với Fenollosa vốn ít quan tâm đến ukiyo-e, Bigelow thu thập tranh theo hệ thống, cuối cùng hiến tặng 30.000 bản in gỗ và 700 bức tranh cho bảo tàng MFA. Sau khi trở về Mỹ, ông làm người ủy thác chăm sóc bảo tàng hơn 30 năm.

Các đợt hiến tặng này khiến kích cỡ bộ sưu tập Nhật Bản gia tăng nhanh chóng qua đêm, nhưng Fenollosa từ chức vào năm 1896 đã khiến bộ sưu tập không có giám tuyển am hiểu. Sau giai đoạn tạm thời, Bigelow can thiệp và yêu cầu bảo tàng thuê Okakura. Trong vai trò mới, Okakura đi về giữa Nhật và Boston, làm việc xác minh tính chính danh và tuổi thọ tác phẩm.

"Bao gồm các tác phẩm mà Bigelow tặng bảo tàng, ngày nay chúng tôi có khoảng 50.000 bản in tranh ukiyo-e trong bộ sưu tập. Điều khiến chúng tôi khác biệt đó là một lượng lớn các tác phẩm quan trọng về mặt lịch sử ở tình trạng cực kỳ tốt," Sarah E. Thompson giải thích. Cô là giám tuyển nghệ thuật Nhật Bản tại Khoa Nghệ thuật châu Á ở MFA.

Với nhiều bản khắc gỗ, bảo tàng có nhiều bản in. Hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn bản in đa sắc nishiki-e được sản xuất thời đó, mỗi bản có màu hơi khác nhau. Quá trình in dần khiến bản gỗ mòn đi, tạo ra các vết và đường nhỏ li ti cho đến khi khối gỗ cạn kiệt. "Đợt ép đầu" khoảng 200 bản in, có chất lượng tốt nhất và gần nhất với cảm quan của nghệ sĩ. Các bản in sau sẽ có những chỗ không ăn khớp xuất hiện vì bản khắc đã mòn dần. Để mô tả hiệu ứng này, Thompson cho chúng tôi xem hai bản in không giống nhau hoàn toàn của bức "Núi Phú Sĩ Đỏ" (từ Ba mươi sáu góc nhìn núi Phú Sĩ ), một tác phẩm nổi tiếng của Hokusai có rất nhiều bản in. Bộ sưu tập được sắp xếp với độ chính xác cao độ, với thông tin về những khác biệt cực kỳ nhỏ.

Xưởng khung tranh. Giấy washi dùng cho tranh ukiyo-e cực kỳ mỏng manh nên phải được đóng khung thật chăm chút.

Cửa hàng quà lưu niệm trong bảo tàng có nhiều món lấy cảm hứng từ ukiyo-e, trong đó có áo thun UT, thể hiện sự phổ biến của tác phẩm này.

Lịch sử bảo tàng MFA

1876
Mở cửa ngày 4 tháng Bảy
1877
Edward S. Morse thăm Nhật Bản. Quay về với đồ gốm và đồ gia dụng.
1878
Ernest Fenollosa đến Nhật. Thu thập tranh vẽ và tượng Phật.
18821889
William S. Bigelow thăm Nhật Bản. Thu thập nhiều tác phẩm nghệ thuật Nhật gồm kiếm và tranh ukiyo-e.
1885
Fenollosa và Okakura được cử làm thư ký nghệ thuật cho Bộ Giáo dục. Họ khởi hành năm sau đó, thực hiện chuyến khảo sát chùa đền xưa.
1890
Fenollosa trở về từ khóa học nghệ thuật cổ Nhật Bản và trở thành giám tuyển Khoa Nghệ thuật Nhật Bản.
1891
Bigelow được ủy thác trông nom bảo tàng MFA.
18921893
Fenollosa giới thiệu triển lãm Hokusai và Trường Phái của ông , triển lãm quốc tế đầu tiên về nghệ sĩ này.
1904
Theo đề xuất của Bigelow, Tenshin Okakura được thuê làm cố vấn cho khoa Nhật Bản, nơi ông làm kiểm kê và lên mục lục cho các bộ sưu tập và sau này trở thành giám tuyển.
1988
Tenshin-en, vườn đá Nhật Bản với đèn và tháp đá do Okamura đem đến Mỹ được khai trương bên cạnh bảo tàng.
2017
MFA và UNIQLO bắt đầu quá trình 10 năm hợp tác nhằm ủng hộ nghệ thuật và văn hóa Nhật Bản, tung ra dòng áo thun UT đầu tiên với tranh ukiyo-e và nghệ thuật Nhật trong bộ sưu tập của MFA.
2018
MFA và UNIQLO tổ chức lễ khai mạc Liên hoan phim Boston từ Nhật Bản.
2023
UNIQLO và MFA đồng hợp tác tổ chức Hokusai: Cảm hứng và Ảnh hưởng , một triển lãm quy mô lớn từ ngày 26/3 đến 16/7.

Bộ sưu tập Xuân/Hè 2023

Gió lặng, Trời trong ("Núi Phú Sĩ đỏ" )
Từ tác phẩm Ba mươi sáu góc nhìn núi Phú Sĩ

1830-1831 Katsushika Hokusai

Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa từ tác phẩm Ba mươi sáu góc nhìn núi Phú Sĩ

1830-1831 Katsushika Hokusai

Mưa bên đỉnh núi từ tác phẩm Ba mươi sáu góc nhìn núi Phú Sĩ

1830-1831 Katsushika Hokusai

Áo thun UT tranh Ukiyo-e Lưu trữ

Se sẻ và hoa trà trong tuyết

1831-1833 Utagawa Hiroshige I

Hoa trà ở đền Ueno Shimotera từ Đông Đô
từ tác phẩm Ba mươi sáu sắc hoa tuyển chọn

1866 Utagawa Hiroshige II (Shigenobu)

Nghệ thuật Nhật từ Bảo tàng Boston Furoshiki

Những chiếc áo thun UT này thể hiện tranh núi Phú Sĩ và Sóng lừng đã xuất hiện trở lại từ kho lưu trữ. Chúng tôi cũng giới thiệu khăn vuông furoshiki làm 100% từ polyester tái chế từ chai nhựa, in các tác phẩm Se sẻ và hoa trà trong tuyết của Utagawa Hiroshige I và Hoa trà ở đền Ueno Shimotera từ Đông Đô của Utagawa Hiroshige II từ bộ sưu tập của bảo tàng MFA.

Đỉnh cao đồ họa

Dạo trước khi tôi thấy núi Phú Sĩ buổi bình minh, tôi cảm thấy như Hokusai đứng cạnh mình. Trở lại thời Edo, khi hầu hết thông tin đều cập nhật bằng lời, thì sự sống động từ những bản in của ông là một tuyên ngôn. Do hướng đến giới bình dân và sản xuất hàng loạt, khả năng gói gọn tinh thần Nhật Bản mà không cần đến ngôn ngữ của tranh ukiyo-e thật bí ẩn. Tôi nghĩ bí quyết của Hokusai là khả năng chăm chút chi tiết phi thường. Ông có thể chuyển ngọn sóng đơn giản thành biểu tượng, thể hiện với hình dáng và độ xa gần gợi nhắc về nghệ thuật cắt dán. Qua những bức họa tuyệt vời của ông, chuyển động của con người được miêu tả sống động độc đáo. Không cách gì có thể đánh giá đầy đủ tác động của ông đến cách ta quan sát thế giới.

[Truyện tranh thất lạc của Hokusai]

Bộ sưu tập tranh vẽ này gồm nhiều hình ảnh cảnh quan thời Edo đến những sinh vật trong truyền thuyết. Biên tập: Sarah Thompson, giám tuyển nghệ thuật Nhật tại MFA.

Kosuke Kawamura

Nghệ sĩ

Giám đốc Sáng tạo UT. Sinh năm 1979 ở tỉnh Hiroshima. Tác phẩm nghệ thuật cắt dán của Kawamura đã được triển lãm nhiều nơi ở Nhật và quốc tế. Tác phẩm thiết kế của anh đa dạng từ đồ họa cho thương hiệu, bìa sách đến quảng cáo. Anh còn là giám đốc nghệ thuật cho bìa đĩa CD và DVD. Anh đảm nhận công việc hiện tại từ năm 2022.

Giám đốc Sáng tạo UT. Sinh năm 1979 ở tỉnh Hiroshima. Tác phẩm nghệ thuật cắt dán của Kawamura đã được triển lãm nhiều nơi ở Nhật và quốc tế. Tác phẩm thiết kế của anh đa dạng từ đồ họa cho thương hiệu, bìa sách đến quảng cáo. Anh còn là giám đốc nghệ thuật cho bìa đĩa CD và DVD. Anh đảm nhận công việc hiện tại từ năm 2022.

Ảnh Keisuke Fukamizu
Nội dung Kosuke Ide
Đặc biệt cảm ơn Sam Bett
Minh họa Yoshifumi Takeda

Chia Sẻ Trang