Xin chào, Jil
Nhà thiết kế Jil Sander, từng gắn bó với Tuần lễ thời trang Milan từ những năm 1980, đã đạt được thành công quốc tế cho các thiết kế có tư duy vượt thời đại của mình. Mười một năm sau khi bộ sưu tập + J với sự hợp tác của UNIQLO được ra mắt, + J đã trở lại UNIQLO vào mùa thu 2020.
Điều gì đã khiến bà dấn thân vào con đường thiết kế thời trang? Cảm hứng của bà ấy cho bộ sưu tập +J mới nhất là gì?
Chúng tôi đã hỏi Jil 21 câu hỏi, từ triết lý đến thói quen hàng ngày của bà, những điều bà yêu thích cũng như công việc, cuộc sống của bà
Jil Sander @ Peter Lindbergh
Nhà thiết kế Jil Sander, từng gắn bó với Tuần lễ thời trang Milan từ những năm 1980, đã đạt được thành công quốc tế cho các thiết kế có tư duy vượt thời đại của mình. Mười một năm sau khi bộ sưu tập + J với sự hợp tác của UNIQLO được ra mắt, + J đã trở lại UNIQLO vào mùa thu 2020.
Điều gì đã khiến bà dấn thân vào con đường thiết kế thời trang? Cảm hứng của bà ấy cho bộ sưu tập +J mới nhất là gì?
Chúng tôi đã hỏi Jil 21 câu hỏi, từ triết lý đến thói quen hàng ngày của bà, những điều bà yêu thích cũng như công việc, cuộc sống của bà
Câu hỏi 1: Điều đầu tiên bà làm khi thức giấc mỗi buổi sáng là gì? Bà có thói quen thường nhật nào không?
Thói quen của tôi rất giản đơn. Tôi mở hết cửa sổ để thiền và tập yoga. Vào buổi sáng, tôi luôn muốn uống cà phê nóng pha từ bình French press.
Câu hỏi 2:Hãy cho chúng tôi biết một vật dụng thiết yếu mà bà không thể sống thiếu nó được?
Tôi rất quý một tập Haikus của Kobayashi Issa, phiên bản song ngữ do Lewis Mackenize biên soạn. Tôi thường mang theo bên mình mỗi khi du lịch.
Câu hỏi 3: Phong cảnh thiên nhiên miền Bắc nước Đức đã ảnh hưởng đến bà (hay lên thiết kế của bà) như thế nào?
Tôi lớn lên ở Hamburg lúc thành phố đang bị chiến tranh tàn phá. Do đó trải nghiệm đầu đời của tôi không đến từ thiên nhiên. Thế nhưng Hamburg lại thông với biển Baltic qua các tuyến giao thương vận chuyển bằng tàu thuyền nên xung quanh tôi là nước. Là một hải cảng, Hamburg có nhiều kênh đào và sông ngòi hơn Venice. Ấn tượng đầu tiên của tôi về thiên nhiên chính là sắc trời không ngừng thay đổi, phản chiếu qua dòng nước. Về sau, chúng tôi có một ngôi nhà ở vùng ngoại ô, không quá xa trung tâm Hamburg. Ở đó, bạn sẽ nhìn thấy toàn cảnh nông trang, rừng thưa và đồng cỏ. Tôi lúc nào cũng yêu thích cảnh sắc sum suê xanh mướt của mùa xuân. Vì vùng Bắc Đức khá lộng gió, những đám mây tuyết thường bay ở trên cao và thay đổi sắc thái đột ngột. Ánh nắng nơi này nổi tiếng bởi sự trong trẻo và rạng ngời. Nắng trong như thể chụp x-quang xuyên qua mọi thứ. Ánh nắng ấy luôn ảnh hưởng đến lựa chọn của tôi với vải vóc, không chỉ là màu sắc mà còn là chất lượng vải. Và ta không giấu diếm được điều gì dưới ánh sáng ấy. Mọi chi tiết dệt may đều hiện lên sáng tỏ. Chỉ chất lượng ưu việt mới có thể trường tồn.
Câu hỏi 4: Bà đã dành hai năm học tại UCLA. Điều đó đã ảnh hưởng đến tương lai của bà như thế nào?
Tôi chỉ mới mười tám tuổi khi tôi đến Mỹ. Đến từ một đất nước bị trầm cảm sau chiến tranh, California đối với tôi là một nơi lạc quan. Tôi đã trải nghiệm nước Mỹ vào đầu những năm sáu mươi với sự cuồng nhiệt của cuộc nổi dậy của giới trẻ. Sự hưng phấn tổng thể trong cuộc sống hàng ngày đã tạo ra một ấn tượng tuyệt vời. Cuộc sống thoải mái hơn nhiều và không ai kiểm tra việc đúng giờ của tôi, như cha tôi đã làm ở Hamburg. Tôi rất thích khu vực lân cận của ngành công nghiệp điện ảnh và tiếng vang sáng tạo, mở rộng từ Hollywood. Không gian rộng lớn, bạn có thể lái xe hàng giờ. Tôi yêu khí hậu, cuộc sống bãi biển và chủ nghĩa khoái lạc của Sunset Boulevard.
Câu hỏi 5: Thời trang được gọi là tấm gương phản chiếu cho những người theo chủ nghĩa nhiệt thành. Các thiết kế cơ bản có thay đổi kể từ những năm 1960, khi bà bắt đầu thiết kế thời trang nữ may sẵn không? Đã có những thay đổi trong những gì được coi là thiết kế cần thiết chưa?
Tất cả các thời kỳ đều có những trang phục kinh điển, cuối thế kỷ 19 có áo nịt ngực, những người hippies của những năm sáu mươi có quần jean xanh. Ngày nay, hầu như chẳng ai còn để tâm nói về những món đồ thiết yếu, vì chúng ta có mặc gì ngoài những thứ này đâu. Nhìn chung, đó vẫn là một phong cách rất đời thường với yêu cầu tiên quyết chính là sự thoải mái. Vì vậy, những chiếc áo phao lông vũ có thể bỏ túi đã trở thành một trong những trang phục thiết yếu của thời đại này. Chúng rất nhẹ, giữ ấm cho chúng ta khi cần thiết và không ngăn trở chuyển động của chúng ta.
Câu hỏi 6. Bà đã bao giờ nghe khách hàng kể điều gì đó đáng nhớ về kỷ niệm của họ gắn liền với trang phuc do mình thiết kế chưa?
Tôi luôn cảm động khi khách hàng cho tôi biết rằng họ đánh giá cao sự bất biến trong các thiết kế của tôi. Điều tuyệt vời nhất đối với tôi là được nghe rằng những bộ trang phục ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho người mặc.
Câu hỏi 7: Khi đang theo học tại Trường dệt may Krefeld, triết lý Bauhaus đã thay đổi thế giới quan của bà như thế nào?
Nhiều giáo viên và học viên thuộc trường phái Bauhaus đã và đang đảm nhận các vị trí giảng dạy tại trường Krefeld, trong khi một số khác tham gia thiết kế công trình công nghiệp cũng như các họa tiết cho ngành công nghiệp dệt may Krefeld. Mies van de Rohe rất tích cực làm việc cho ngành lụa địa phương, đã cho ra đời rất nhiều công trình tuyệt đẹp. Khi tôi còn đi học, cách tiếp cận của trường với trường phái Bauhaus vẫn còn rất mạnh mẽ. Và hết sức tự nhiên, kiến trúc Bauhaus cũng ảnh hưởng đến tôi. Tôi cảm thấy hoàn toàn có thể nương theo bản năng để tiết giảm những rườm rà mà tập trung vào những hình dáng thuần khiết, đẹp đẽ.
Câu hỏi 8: Từ lúc nào mà bà quyết định theo đuổi sự nghiệp thời trang?
Tôi bắt đầu sự nghiệp trong vai trò biên tập viên cho một tạp chí thời trang Đức. Ở vai trò này, tôi đứng ra tổ chức và giám sát các buổi chụp ảnh thời trang. Tôi hay gặp khó khăn trong việc tìm thấy hình ảnh mà mình hình dung trong đầu. Để cải thiện khía cạnh thiết kế của những bộ ảnh mình chụp, tôi liên lạc với nhà sản xuất và đưa ra những gợi ý của mình, xem họ có thể thay đổi thiết kế của mình một chút cho phù hợp hay không. Tôi cứ làm thế được một thời gian thì ông chủ của công ty sản xuất vải công nghệ cao lớn nhất thị trường liên lạc với tôi, đề nghị tôi thiết kế riêng cho ông ấy. Rốt cục thì việc tạo ra các bộ trang phục, thay vì chụp ảnh những bộ trang phục vốn không mấy khi hòa hợp với thẩm mỹ của mình, khiến tôi cảm thấy hài lòng hơn.
Q9. Nếu phải chọn một món đồ yêu thích, đó sẽ là gì?
Đó sẽ là một chiếc áo thun trắng vừa vặn. Tôi mặc chúng kết hợp với tất cả mọi thứ và tôi sẽ lấp đầy đủ quần áo của mình với nhiều kiểu áo thun trắng khác nhau. Nó phải được làm từ vải bông mỏng nhẹ của Ai Cập. Kể từ khi bắt đầu sự nghiệp của mình, tôi đã thiết kế nên loại áo thun này và không thể sống thiếu nó.
Câu hỏi 10: Màu đen trong trang phục có ý nghĩa như thế nào với bà?
Ở trên tôi vừa đề cập đến ánh sáng tự nhiên tuyệt mỹ vùng Bắc Đức. Dưới ánh sáng này, những loại vải mà mọi người vẫn gọi là màu đen hóa ra… không còn đen nữa. Đấy là lý do khi tôi tiến hành nhuộm đen vải của mình, tôi phải dùng thuật ngữ “đen gấp đôi”. Chúng không được phai đi khi đứng cạnh màu trắng để tạo nên sự tương phản dữ dội.
SUPIMA Cotton Oversized Regular Collar Shirt (+J)
Câu hỏi 11: Thiết kế của bà rất chú trọng đến một loạt biến số như họa tiết và độ vừa vặn. Bà có quy luật thiệt kế nào của riêng mình không?
Tôi không vẽ, mà thiết kế trên cơ thể và thử xem chúng vừa vặn đến đâu. Do đó, tôi luôn luôn để ý đến mọi góc và phom ba chiều. Quá trình căn ke cho vừa vặn sẽ dẫn tới nhiều hình dáng và tỷ lệ mới. Con mắt chính là công cụ hiệu quả nhất của tôi, tôi có thể nhìn thấy được thứ nào không đúng hoặc lỗi thời, đồng thời khi nào có thật nhiều năng lượng xuất hiện để thiết kế trở nên mới mẻ. Tôi cũng nghĩ tới khách hàng và nhu cầu đa dạng của họ. Số đo, chiều cao và màu da luôn thay đổi, do đó tôi tìm cách tạo ra bộ sưu tập mang nhiều cách kết hợp khác nhau và có tối đa biến thể.
Câu hỏi 12: Với bộ sưu tập +J, bà đã kết hợp sáng tạo của mình với khả năng sản xuất của UNIQLO như thế nào?
UNIQLO có rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức để có thể sản xuất số lượng gần như vô tận mà vẫn tràn đầy cảm hứng. Nó bao gồm hệ thống hậu cần trơn tru, kết hợp văn hóa Nhật Bản vào từng chi tiết nhỏ nhất.
Câu hỏi 13: Bà hãy chia sẻ một chút về bộ sưu tập mới +J nhé. Những hình ảnh nào đứng sau các thiết kế này?
Tôi không làm việc với những tưởng tượng hay những nàng thơ, cũng không phải kiểu thiết kế chỉ dựa trên bảng mẫu. Sáng tạo của tôi nằm tại sự căn chỉnh và thể nghiệm với chất vải. Tôi vừa loại trừ vừa đồng thời thử sức với nhiều hướng đi khác nhau. Như đã nói, đôi mắt của tôi đã trui rèn đến độ có thể nhìn thấy hình dáng nào đang hình thành.
Câu hỏi 14: Kể từ bộ sưu tập +J 2009, đã có những thay đổi nào trong suy nghĩ của bà?
Mọi thứ dường như đều thay đổi, nhất là trong thời trang. Chúng ta chán ngấy với một số hình dạng nhất định gắn với một thời kỳ đã quá vãng từ lâu. Chất liệu và kỹ thuật sản xuất cũng luôn tiến triển. Loại vải mới đòi hỏi giải pháp mới, cách cắt và họa tiết mới. Kể cả khi không có khả năng lý giải tinh thần của thời đại, tôi vẫn cảm nhận được nhu cầu về sự tinh tế đang ngày càng lớn dần. Tôi cảm nhận được những sức hút, sức căng và sự hài hòa của ngày hôm nay.
Câu hỏi 15: Làm vườn là một đam mê lớn khác của bà. Việc thiết kế không gian, thay vì chỉ thiết kế quần áo, phản ánh nhân sinh quan của bà như thế nào?
Trong chừng mực nào đó thì không có khác biệt quá lớn đâu, vì đầu tôi vẫn luôn tư duy theo kiến trúc. Sau nhiều năm thì rốt cục tôi cũng hoàn thành một khu vườn kiểu Anh quốc tại vùng nông thôn. Nhưng tôi cũng là người hâm mộ của nhà thiết kế vườn tược vĩ đại Gertrude Jekyll, một nhân vật đương thời của Trào lưu Nghệ thuật & Thủ công. Thiết kế của ông ấy gần gũi và khi đặt cạnh thì hoàn toàn tương phản với khu vườn Anh quốc cổ điển của tôi. Khu vườn của tôi cố dung hòa những khung cảnh rộng với những góc riêng tư, những vườn rau và những giậu hoa hồng và không quên chừa những khoảng trống để thiền. “Một khu vườn là một người thầy vĩ đại”, Gertrude Jekyll từng viết. “Nó dạy ta về lòng kiên nhẫn, dạy ta quan sát tỉ mỉ, dạy ta siêng năng, cần kiệm và trên hết dạy ta về niềm tin tuyệt đối”.
Câu hỏi 16: Bà còn ngưỡng mộ ai nữa không?
Tôi cũng rất hâm mộ Lorenzo “Renzo” Mongiardino, kiến trúc sư và nhà thiết kế sân khấu người Ý, tiếc thay đã qua đời năm 1998. Tôi giao phó việc thiết kế nội thất cho căn nhà ở Hamburg cho ông và học được rất nhiều trong quá trình này. Đi ngược lại Trào lưu Hiện đại, cùng với một kiến thức thấu đáo về các kỹ thuật thủ công, ông đã tạo ra một phong cách hoàn toàn nguyên thủy và được rất nhiều người yêu thích bởi sự độc lập, tách hẳn với tinh thần thời cuộc. Renzo đã thuyết phục tôi từ bỏ ý tưởng của mình để trân trọng hào quang của thời Phục Hưng. Là một bậc thầy đích thực, ông ấy đầy sáng tạo trong thiết kế nội thất lẫn cách truyền cảm hứng. Ông khởi đầu bằng những thanh gỗ chạm khắc của nhà hát Venice thời Phục Hưng thế kỷ 17 và câu truyện cổ tích đi kèm với nó. Từ đây, ông tạo ra tất cả mọi thứ. Tôi học cách trân trọng và nâng niu sự ấm áp mà Renzo đã đạt được, kiến thức lịch sử vô cùng và sự táo bạo của ông. Renzo đã dạy cho tôi rằng mọi thời kỳ lịch sử đều nêu ra chân lý của mình, chừng nào chúng ta còn nhìn thấy được những thành tựu cao nhất cũng như ý nghĩa của chúng. Và rằng cốt cách không hề phụ thuộc vào thời gian.
Câu hỏi 17: Bà có chịu ảnh hưởng từ một quyển sách nào không?
Tôi thấy mình gần gũi nhất với văn học Nga, với Dostojewski, Nabokov, Tolstoi, Tschechow, Gogol và Achmatowa.
Câu hỏi 18: Thời trang đã thay đổi như thế nào với các tiến bộ về công nghệ và sự xuất hiện của mạng xã hội? Đâu là những ưu và khuyết?
Ngày nay, chúng ta có thương mại điện tử, blogger, instagram và rất nhiều thứ khác. Mạng xã hội là một động cơ rất lớn dành cho ngành thời trang. Thời trang được hồi sinh trực tuyến, dù là theo những quy luật khác. Ấy vậy mà tôi vẫn cảm thấy chúng ta cần có một trao đổi mang tính phản biện hơn trên mạng để tìm ra khác biệt giữa những cái nhìn hào nhoáng với những thiết kế thật sự tôn vinh vẻ ngoài của con người.
Câu hỏi 19: Thời trang đã thay đổi như thế nào trước những tiến bộ của công nghệ và sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông xã hội? Điểm cộng và điểm hạn chế là gì?
Ngày nay, chúng ta có thương mại điện tử, blogger, Instagram và nhiều hơn thế nữa. Mạng xã hội là một công cụ tuyệt vời cho ngành công nghiệp thời trang. Thời trang trải qua một sự hồi sinh diễn ra thông qua những nền tảng trực tuyết, mặc dù vẫn còn tồn tại các quy tắc khác nhau. Tuy nhiên, tôi cảm thấy rằng chúng ta cũng cần những góc nhìn bình luận chuyên sâu hơn diễn ra trên các nền tàng trực tuyến này để giúp người dùng phân biệt giữa vẻ ngoài hào nhoáng và những thiết thực sự giúp cải thiện phong cách chúng ta
Câu hỏi 20: Loại vật liệu nào bà hy vọng sẽ tồn tại trong tương lai?
Vật liệu tự nhiên và vật liệu hỗn hợp tốt với tự nhiên.
Câu hỏi 21: Theo bà trang phục nên đóng vai trò nào trong việc tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn?
Thời trang nên vững bền và gắn kết. Thời trang nên phục vụ cho người mặc và trao cho họ năng lượng và sự tự tin, vốn rất cần thiết giữa thực tại toàn cầu hiện nay.