HAJIME SORAYAMA
2021.03.18

Nghệ sĩ HAJIME SORAYAMA kết hợp THẾ GIỚI KHỦNG LONG và robot vào áo thun UT của UNIQLO

HAJIME SORAYAMA

Hajime Sorayama được biết đến bởi các bức minh họa siêu-thực, đậm chất kim khí.Ông đưa phong cách đặc trưng này vào bộ sưu tập UT mới nhất của UNIQLO, trong một hợp tác với những nhà làm phim Thế giới khủng long.Chúng ta đến xưởng sáng tác bề bộn của Sorayama tại Tokyo và cùng khám phá một nghệ sĩ vừa tinh quái vừa bộc trực.

Đằng sau cánh cửa của một căn hộ Tokyo điển hình chính là xưởng sáng tác của Hajime Sorayama – một không gian rùng rợn, ngột ngạt chất ngất sự hỗn loạn đầy tính nghệ thuật.Hai chiếc bàn làm việc chất đầy các sách mỹ thuật và sách mang tính khiêu gợi, cũng như những bộ trang phục và điêu khắc rất khiêu khích. Nhưng chúng không có gì xa lạ với những ai quen thuộc với loạt tranh minh họa cấm kỵ của ông mang tên Robot gợi tình, một màn kết hợp tính dục với những bức minh họa kim loại siêu-thực

“Khi còn bé, tôi thích quan sát những mẩu kim loại trượt ra trượt vào máy tiện tại các xưởng chế tác kim khí gần nhà,” Sorayama chia sẻ. “Người ta bảo chỉ có loài quạ và con người mới bị choáng ngợp bởi những món bóng loáng. Đó là lý do tôi thích tạo ra bề mặt phản chiếu và trong suốt trong các tác phẩm. Các hiệu ứng này rất dễ tái hiện trên video, nhưng trên mặt phẳng thì không. Đó là một thử thách thật sự, nhưng tôi vẫn theo đuổi, luôn thử tái hiện hiệu ứng ấy với chất liệu sơn. Vậy nên hãy gọi tôi là Kẻ đánh nhau với Cối xay gió. Trong sự thất bại tiềm ẩn một vẻ đẹp: bởi trong thất bại và hốt hoảng, ta lại tạo ra một điều gì đó mới mẻ. Ngay cả những nhân vật thắng giải Nobel cũng thường là những người ít ai ‘hiểu thấu’. Ta nên cảm thấy tự hào là một kẻ bên lề.”

HAJIME SORAYAMA

Sorayama thích tự gọi mình là một ngôi sao giải trí hơn là một nghệ sĩ. Điều này thể hiện rõ qua cách ông nói chuyện – thường xuyên bông đùa và chêm vào những ẩn dụ hài hước.

Ngạc nhiên và choáng ngợp trước những bức họa

Sorayama sinh ngày 22 tháng 2 năm 1946 tại thành phố Imabari, tỉnh Ehime. Ông kể đã thích vẽ tranh từ bé, “cho dù tôi thích phụ nữ hơn”. [Cười to]. Trở lại chủ đề vẽ tranh, bọn trẻ chúng tôi được giao bài tập về nhà là vẽ một trận đấu thể thao. Mọi người đều vẽ những tấm nhạt nhẽo, còn tôi thì nộp một tấm rất sống động. Thầy giáo còn nghi ba mẹ tôi vẽ hộ; có lẽ bức vẽ chưa đủ “trẻ con” với ông ấy. Tôi còn vẽ cả robot và vũ khí nữa. Lên trung học, tôi từng gửi tranh vẽ chiến hạm cho một tạp chí chuyên về chiến hạm, và bức nào cũng được đăng báo. Nghĩa là trên một phuong diện nào đó, từ nhỏ đến giờ tôi chẳng hề khác đi chút nào cả. [Cười lớn] Có lẽ là ông đùa, nhưng trong câu đùa ấy vẫn có mấy phần sự thật. Và sự thật là Sorayama đã bị ám ảnh bởi robot và máy móc suốt cả cuộc đời. Motif nổi tiếng còn lại – những phụ nữ đẫy đà, xôi thịt – chỉ bắt đầu xuất hiện khi ông bước vào đại học.

“Tôi theo học một trường dòng ở Shikoku, nhưng nơi đó không dành cho tôi,” ông chia sẻ. “Trong lúc thầy cô và các bạn đến nhà nguyện thì tôi đi vòng vòng khuôn viên trường đẻ dán mấy trang tạp chí minh họa khiêu dâm. Nên học được tới năm thứ hai thì bị đuổi. Rồi tôi vào một trường dạy thiết kế ở Tokyo, nhưng vẫn không cảm thấy mình thuộc về nơi này. Tuy nhiên tôi đã kết bạn với một người làm cho khách sạn cạnh căn cứ không quân Mỹ tại Yokota. Nhờ các mối quen biết, anh ta tìm được những tạp chí khiêu dâm như Playboy và Penthouse. Hàng tháng, anh ta cho tôi một ít, và tôi vẽ theo mẫu. Nghĩa là dẫu vẫn đi học ở trường, tôi vẫn tự học là chính”.Sau khi tốt nghiệp, Sorayama làm thiết kế đồ họa cho một công ty quảng cáo. Ông nghỉ sau hai năm để chuyển sang nghề vẽ minh họa tự do – ông chẳng mấy thuận hòa với đồng nghiệp và còn bị loét tá tràng. Dẫu vậy, vị họa sĩ cũng học được nhiều thứ hữu ích trong thời gian này.

“Nghệ thuật phải gây được cảm xúc kinh ngạc và hoảng hốt, và cách dễ nhất chính là phá vỡ những điều cấm kỵ,” Sorayama tuyên bố. “Nhưng trong quảng cáo thì không làm được như vậy. Nếu có gì học hỏi được từ những ngày còn làm công ty thì đó là việc làm sao để vừa có thể phá vỡ cấm kỵ mà vẫn thỏa mãn khách hàng. Chẳng hạn, tôi sẽ gia dặm thêm một tí so với yêu cầu của họ, hoặc lén cho thêm vào một chút khác biệt – vừa đủ để chẳng ai để ý thấy.”Ví dụ rõ nét nhất của cách làm này chính là chùm tác phẩm Robot gợi dục, những bức minh họa mà Sorayama bắt đầu cho ra đời từ 1979 đến nay, trước tiên cho Suntory.

HAJIME SORAYAMA
HAJIME SORAYAMA

The above works were featured at Trex, the solo exhibition Sorayama held last year in Tokyo themed around the fusion of dinosaurs and robots. He says he designed each dinosaur so that it would function perfectly if converted into 3D. Asked why he likes dinosaurs, he laughs, “I don’t know, I just do.”
Copyright by Hajime Sorayama, Courtesy of NANZUKA

“Đầu tiên tôi vẽ một người đàn ông và một chú chó robot, rồi tôi vẽ robot gợi tình,” ông nhớ lại. “Lúc đó chẳng có thứ gì trông như vậy cả, thế là hình vẽ của tôi trở nên nổi trội.”“Bức ảnh đầu tiên tạo ra một cơn sốt toàn cầu. Có lẽ bởi vì phương Tây xem đó là cách một người Nhật báng bỏ hình ảnh Cơ Đốc giáo đến từ Nhật Bản.Sorayama trở nên nổi tiếng khắp nơi trên thế giới và cuối cùng ông được mời vẽ minh họa cho tạp chí Penthouse. “Có một phòng tranh ở Los Angeles muốn ký hợp đồng với tôi, thế là tôi bảo họ: Tìm cho tôi một công việc ở Penthouse hay Playboy đi đã, rồi chúng ta nói chuyện tiếp. Và bạn biết gì không, họ tìm được! Tranh vẽ đầu tiên của tôi rõ ràng là một cơn sốt, buộc nhiếp ảnh gia của tờ Penthouse phải chụp nó để thử tìm xem có thể làm cho nó cầu kỳ hơn nữa hay không, nhưng tất nhiên bất thành.Thế là, trong mười năm vẽ minh họa cho Penthouse, lúc nào tôi cũng là trung tâm sáng tạo cho cả tờ tạp chí.”

Suốt 50 năm từ đó trở đi, Sorayama không ngừng cho ra đời những bức vẽ mới và công bố chúng tại các triển lãm cá nhân và các sự kiện khác. Kinh ngạc hơn khi ông vẫn còn thời gian hợp tác với những công ty khác cho một loạt các sản phẩm đồ chơi và quần áo, chẳng hạn như chó robot AIBO của Sony, do chính ông vẽ thiết kế ý tưởng gốc. Các bộ sưu tập UT của ông là một ví dụ khác cho kiểu hợp tác này. “Các dự án này đương nhiên là vui rồi,” ông nói, “nhưng vui nhất vẫn là việc tôi được làm với toàn những công ty có sức ảnh hưởng rất lớn, nên tôi dễ dàng trình bày những ý tưởng hoặc mới mẻ hoặc hào nhoáng. Miệng nhà quan có gang có thép mà. Sức tôi chỉ có thể đứng ra sáng tác được chừng đó, nên tôi phải tìm đến ai đó đủ lớn chống lưng, để họ hù dọa người khác cho tôi làm những thứ còn to tát hơn.”

HAJIME SORAYAMA

Bàn làm việc của Sorayama phủ đầy những tác phẩm đang được thực hiện cùng các tài liệu tham khảo. Ông đến xưởng hàng ngày và sáng tác liên tục suốt ba giờ đồng hồ. Ông thường say sưa làm việc đến quên giờ giấc, nên đã chỉnh đồng hồ cứ mỗi giờ lại báo một lần. Giữa đống lộn xộn kia là những bức ảnh chụp từng giai đoạn khác nhau trong cuộc đời ông.

Trong bộ sưu tập UT lần này, Sorayama đã sáng tác các bức tranh dựa trên chùm phim Thế giới khủng long. Sorayama xếp khủng long ngang hàng với robot, vũ khí, và phụ nữ trong danh sách những chủ đề yêu thích nhất của mình.“Tôi cực thích phim Công viên kỷ Jura phần đầu tiên. Tôi dành ra cả mấy tiếng để bàn về phim ấy với bạn bè sau khi xem xong. Đó là lần đầu tiên tôi thấy những con vật lớn đến dường ấy trên màn ảnh mà không có người điều khiển bên trong. Vài tháng sau, đội ngũ làm kỹ xảo cho phim ấy là Industrial Light và Magic đến Nhật Bản. Họ bảo muốn gặp tôi. Tôi dẫn họ đi ăn cá nóc và nói họ nghe những gì tôi sẽ làm nếu được tham gia vào dự án. Rồi trong cuộc triển lãm cá nhân tại Mỹ sau đó, tôi được họ mời tới thuyết trình tại văn phòng ILM ở San Francisco. Tôi chưa có dịp gặp George Lucas (người sáng lập ILM), nhưng ông ấy vẫn mời tôi thiết kế một nhân vật cho Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao). Tôi nghĩ họ sẽ trưng bày nhân vật này trong bảo tàng của George.”

Khi được hỏi về mục tiêu trong tương lai, Sorayama trả lời bằng một câu gọn lỏn hài hước, “Không có.” Rồi, ông nói tiếp: “Thú thật là tôi không biết. Tôi chẳng có một ai để ngưỡng vọng. Dẫu vẫn say mê Leonardo da Vinci, nhưng không phải tác phẩm nào của ông ấy tôi cũng thích. Đôi lúc tôi ước sao Leonardo còn sống để bày cho tôi vẽ. (Cười lớn). Tôi đã hợp tuyển tác phẩm của mình từ trước đến nay vào nhiều quyển sách, và khi nhìn lại chúng, tôi cảm thấy sự nghiệp của mình đã đi theo một lộ trình rõ rệt.

PROFILE

Haijme Sorayama | Known mainly for his paint illustrations and sculptures, Sorayama has also participated in many collaborations,such as the album cover for Aerosmith’s Just Press Play. Recent art books include Sorayama and Sexy Robot Gigantes.

© Universal City Studios LLC and Amblin Entertainment, Inc. All Rights Reserved.
© Hajime Sorayama Courtesy of Nanzuka