2021.03.11

Giám đốc sáng tạo KASHIWA SATO giới thiệu Cửa hàng UT tại Bảo tàng

Kashiwa Sato

Một trong những giám đốc sáng tạo hàng đầu tại Nhật vừa đứng ra tổ chức triển lãm cá nhân quy mô lớn nhất của mình từ trước đến nay. Các logo khổng lồ treo khắp không gian triển lãm, thể hiện sự dứt khoát trong thiết kế lẫn vẻ đẹp đặc trưng của ngành công nghiệp truyền thông. Cho sự kiện cuối cùng, một cửa hàng UT đã được bố trí ở phía cuối triển lãm, biến toàn bộ trải nghiệm mua sắm của người dùng thành một tác phẩm nghệ thuật.

Trung tâm Nghệ thuật Quốc gia khai trương tại quận Roppongi, Tokyo, từ năm 2007, trở thành bảo tàng nghệ thuật quốc gia thứ năm của Nhật Bản. Trung tâm tọa lạc giữa thiên nhiên và có một bề mặt lát kính uốn lượn, tạo sự lấp lánh đẹp mắt vào một ngày nắng đẹp. Logo tối giản của Trung tâm - dựa trên Hán tự shin (tân) trong tên gọi của bảo tàng - được vẽ bởi giám đốc sáng tạo Kashiwa Sato, người muốn thể hiện mục tiêu đi trước đón đầu các xu thế bằng cách luôn chọn lựa những gì mới mẻ nhất. Sato cũng là nhân vật có tác phẩm xuất hiện trong triển lãm mới nhất tại bảo tàng.

“Tôi luôn hy vọng được dịp tổ chức một triển lãm cá nhân tại đây,” Sato cho hay. “Do đó tôi vô cùng vui sướng khi được liên hệ để tổ chức triển lãm cách đây ba năm. Việc một bảo tàng quốc gia trao cơ hội này cho thấy Nhật Bản luôn công nhận thiết kế như là một nền văn hóa riêng biệt.”

Sato cho rằng cần rất nhiều phép thử và sai sót để hình dung ra được cách biểu đạt tác phẩm trong không gian trưng bày của triển lãm. “Rất nhiều thành phẩm của tôi mang tính vô hình, dễ đổi thay - các chiến lược và ý niệm,” anh giải thích. “Do đó bản thân hoạt động của tôi đã là tác phẩm nghệ thuật.”Thiết kế của Sato chỉ là một phần trong khối lượng tác phẩm của anh. Công việc chính của vị giám đốc sáng tạo này là tìm hiểu, khám phá các vấn đề của khách hàng nhằm tạo ra cách diễn đạt hiệu quả nhất các giải pháp đến với khách hàng hay người dùng của họ. Để duy trì sự hiệu quả trong một công việc như thế đòi hỏi nỗ lực nhiều năm trời tận tụy với khách hàng. Trong trường hợp của Sato, anh đã làm việc với Uniqlo suốt mười lăm năm, với Rakuten mười bảy năm, và Seven-Eleven và Nisshin là mười năm. Chuẩn bị cho triển lãm, Sato nhìn lại tác phẩm ngày trước của mình và ra sức định dạng một sợi chỉ xuyên suốt kết nối chúng với nhau - một câu chuyện. Tác phẩm đầu tiên Sato cho ra đời từ quá trình này chính là “The Logo”.

“To me, the logo is the most crucial form of corporate communication,” he says, “but it tends to blend into the background. So, I decided to transform corporate logos into huge, dynamic installations to remind visitors of their incredible presence. I approached each logo differently; for Uniqlo, I created a 3.5-by-3.5-meter (11.5-by-11.5 foot) oil painting. Each work is designed to look like a condensed bird’s-eye view of a city.”

Sato cho rằng chuyện tình giữa anh với các logo bắt đầu lúc anh còn bé. Du khách cũng có thể cảm nhận thấy điều này khi chứng kiến bức tổng hợp - tên gọi “Không gian” - ở đầu khu vực triển lãm, tác phẩm Sato hoàn thành khi anh mới lên chín. “Đó chính là câu chuyện khởi đầu của tôi,” Sato chia sẻ. “Tôi thường hay vẽ các biểu tượng trừu tượng, và tôi cũng hết sức yêu thích logo và biểu tượng. Bạn bè tôi thì thích giày dép, còn tôi lại thích logo trên đó! Tôi thường thử vẽ lại chúng trên bìa sách giáo khoa.” [Cười lớn]

Ở vị trí cuối triển lãm là "Cửa hàng UT tại Trung tâm Nghệ thuật Quốc gia, Tokyo". Đây là một tác phẩm thể nghiệm, trình bày hành động mua sắm như một tác phẩm nghệ thuật. (Khách tham quan có thể mua 27 chiếc áo thun UT được sử dụng trong tác phẩm này, do chính Sato thiết kế dành riêng cho triển lãm.). Mỗi chiếc áo thun được đóng gói đặc biệt, với thiết kế mới dành cho triển lãm này. Nếu muốn mua cả 27 chiếc áo, khách hàng có thể mua cả bộ, trong hộp được trang trí theo chủ đề chính của triển lãm "Những đường thẳng". Những chiếc áo này mang trên mình các motif đậm chất Nhật Bản như anime, trò chơi điện tử, và ukiyo-e.

The motifs Sato chose are close to his heart. They include Devilman, a manga character Sato often sketched; Ultra Q, a Japanese TV show that features an antagonist, Garamon, whom he loves; and Jean-Michel Basquiat, who was his contemporary. The shirts themselves are lined up in a way that creates symmetry: for example, the UT featuring the sextuplets of the manga Osomatsu-kun standing in a line sits next to the UT featuring Andy Warhol’s Mona Lisa, which replicates the famous painting four times.

Sato says he eventually wants to take the exhibition around the world. But he has bigger dreams, too. “I want to create a public symbol,” he says. “Something everyone will recognize, like the Tokyo Tower. I also want to tackle the sky. I think the sky will be the next medium.”

PROFILE

Sato sinh ra ở Tokyo năm 1965. Sau khi tốt nghiệp ĐH Nghệ thuật Tama với tấm bằng thiết kế đồ họa, anh bắt đầu công tác tại hãng quảng cáo Hakuhodo. Sato nghỉ việc vào năm 2000 để lập ra Samurai Inc. Anh làm tổng giám chế chiến lược thương hiệu cho nhiều công ty hàng đầu tại Nhật. Năm 2006, anh thiết kế bộ nhận dạng thương hiệu cho Uniqlo.

©2021 Pokémon. ©1995-2021Nintendo/Creatures Inc. /GAMEFREAK inc. © MARVEL © Disney ©/®/™ The Andy Warhol Foundationfor the Visual Arts, Inc. © Keith Haring Foundation. Licensedby Artestar, New York. © Estate of Jean-Michel Basquiat.Licensed by Artestar, New York. ⒸSOTSU・SUNRISE ©TSUBURAYA PRODUCTIONS ©Fujio Akatsuka ©MIZUKI Productions ©Go Nagai/Dynamic Planning ©2021 FUJIYA CO., LTD. © Nintendo